Mar 30, 2015

Phải trả lại bảng ‘nội quy’ bún bò và xin lỗi chủ quán!

Phải trả lại bảng ‘nội quy’ bún bò và xin lỗi chủ quán!


ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao

 - Chuyện thu giữ “nội quy” quán bún bò chỉ là một trong muôn vàn chuyện thường ngày xảy ra ở cấp phường, nếu việc gì cũng đưa lên báo thì chẳng có báo nào đăng tải cho hết.

Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi chỉ một việc nhỏ nhưng lại để lại nhiều điều bổ ích; không chỉ là góp phần tuyên truyền pháp luật cho người dân mà còn là bài học cho nhiều cán bộ nhà nước, nhất là cán bộ chính quyền cơ sở, khi hành xử phải hiểu luật và tuân theo pháp luật, đặc biệt là phải tôn trọng người dân.

Có lẽ không chỉ có người dân, khách hàng đến ăn bún bò ở quán anh Dũng, mà Công an và dân phòng phường 1, quận 4, TP.HCM cũng thấy “lạ”. Ai đời một quán bán bún bò mà cũng có bảng “Nội quy”. Chưa kể bảng nội quy lại có nội dung khôi hài!

Anh Dũng viết bảng nội quy này cũng nhằm mục đích “giật gân câu khách”, cũng giống một số biển quảng cáo “Đây rồi! Cầy tơ 7 món” hoặc ở đây có bán “tiểu hổ” (thịt mèo). Chưa kể một số quán bán cháo lòng tiết canh kẻ biển không có dấu “CHAO LONG LON”; người nước ngoài biết một chút tiếng Việt đi qua cứ phá lên cười! Có người còn hỏi sao ở Việt Nam lại bán thứ đó!... Còn nhớ thời bao cấp nhiều cửa hàng thực phẩm, mậu dịch quốc doanh còn treo biển “Hôm nay bán thịt trẻ em” hoặc “quầy bán thịt thương binh”… không biết các biển báo này có “phản cảm” không!

Trở lại tấm biển “Nội quy” của quán bún bò Gân, đúng là nội dung rất khôi hài, thậm chí muốn chọc tức khách hàng nhưng đó là trò “chiêu khách” của chủ quán. Nếu nói là gây phản cảm thì e không chính xác. Mặt khác, về nội dung cũng chẳng có gì là vi phạm pháp luật. Nhưng Công an và dân phòng phường 1, quận 4, TP.HCM lại cho là có nội dung phản cảm nên “tịch thu” là việc làm trái với pháp luật. Ngay thuật ngữ thế nào là “phản cảm” cũng còn phải tranh luận nhiều, chưa ai đưa ra được định nghĩa chính xác về từ “phản cảm”. Tìm trong từ điển tiếng Việt của các nhà xuất bản cũng chẳng thấy từ “phản cảm” được định nghĩa là gì. Ngay thuật ngữ “ăn mặc phản cảm” cũng còn tranh cãi… Vậy mà ông công an phường, anh dân phòng lại cho là “phản cảm”, rồi tịch thu thì đúng là tài thật!

Ở TP.HCM và ở Hà Nội mọi người còn biết đến quán bún “chửi”. Chủ quán luôn mồm chửi người giúp việc, mà chửi tục lắm nhưng lại rất đông khách. Nhiều người còn muốn đến đó ăn để được nghe bà chủ quán chửi!?

Việc thu giữ bất cứ thứ gì của dân đều phải theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định chứ không thể tùy tiện, muốn thì thu được! Một xã hội dân sự, mọi hành xử của người được giao thi hành công vụ dù là ở cấp phường cũng phải hiểu luật, mình được làm gì và không được làm gì!

Thu sai rồi nhưng ông phó chủ tịch UBND phường còn cho rằng quán bún bò Gân của ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng nằm dưới khu chung cư Tôn Thất Thuyết, quận 4 treo bảng nội quy mà ông nói là “hài hước” đã gây phản cảm và cản trở lối ra vào của chung cư do có nhiều người dân hiếu kỳ đến xem. Trước việc này, phường đề nghị ông không treo và sẽ tạm giữ bảng nội quy này cho đến khi ông có địa điểm kinh doanh cố định, lúc đó phường sẽ trả lại cho ông sử dụng. Vậy phường thu bảng nội quy của ông Dũng là do nội dung của bảng nội quy hay do quán của ông Dũng cản trở lối ra vào của chung cư!? Nếu ông Dũng có địa điểm kinh doanh cố định, phường sẽ trả bảng “nội quy” và ông Dũng lại treo bảng “nội quy” đó lên thì sao, có phản cảm không?

Có một thực tế là hiện nay cán bộ công an cấp phường, đặc biệt là lực lương dân phòng khi thi hành nhiệm vụ thường có thái độ hách dịch, thiếu tôn trọng nhân dân. Đó mới là vấn đề cần phải chấn chỉnh, uốn nắn. Thời đại ngày nay mà hành xử như lý trưởng, cai tuần như ngày xưa thì e rằng dân không chịu.

Trong sự việc này, tốt nhất là phường nên trả lại bảng “nội quy” cho ông Dũng và yêu cầu cán bộ đã trực tiếp “tịch thu” đến xin lỗi để người dân không còn bức xúc, dư luận cũng thấy phường biết sai thì sửa, lấy lại lòng tin của dân vào chính quyền.

THƯ NGỎ GƯI ÔNG THỦ TƯỚNG.

THƯ NGỎ GƯI ÔNG THỦ TƯỚNG.


anh Dung

Lâu nay mình vẫn tin tưởng thủ tướng, vì thấy thủ tướng thực dụng. Nghĩ: đất nước mình bị lụy vào lý thuyết Mác – Le nên không ngóc đầu lên được, lại còn có nguy cơ mất nước cho Tàu Cộng bởi mấy thằng “nhà nòi” trong đầu óc và tâm thế chỉ có Mác – Lê. Người thực dụng là người không có, không cần bất kỳ một thứ học thuyết hay lý luận nào soi đường chỉ lối mà thiên về quan sát rồi hành động, thấy đâu có lợi là hướng theo, học theo và hành động theo. Tôi và nhiều người thấy thủ tướng là một tay thực dụng như vậy. Với cương vị là thủ tưởng hẳn thủ tướng phải nhìn ra Việt Nam chơi với ai thì có lợi cho dân tộc nhất. Kẻ ngu muội nào cũng thấy, chơi với Mỹ, Nhật và những nước có nền dân chủ thực sự là có lợi nhất.  Hàng trăm năm nay, có nước nào chơi vơi Mỹ mà không kiếm được lợi? Không có nước nào cả. Còn chơi với Tàu thì không những chẳng kiếm được lợi gì mà sớm muộn gì cũng trải thảm cho Tàu tiến hành xâm lược cướp nước.
Chẳng lẽ thủ tướng lại không thấy?
Hẳn là thủ tướng thấy.

Vì thấy nên thủ tướng thỉnh thoảng lại “hành động bằng nước bọt”  làm cho những người muốn dân tộc thân với phương Tây hài lòng, rằng “Dân chủ là nhu cầu của nhân dân”, “ Người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm”, rằng “quan hệ với Tàu là tình hữu nghị viễn vông”, rằng lãnh thổ là thiêng liêng”, đặc biệt đầu năm 2014, thủ tướng còn đưa ra thông điệp “phải thay đổi thể chế”.
Những người đặt niềm tin vào thủ tướng ( như người viết bài này) luôn nín thở, phấp phỏng chờ thủ tướng hành động theo những gì thủ tướng đã công khai nói ra. Họ ngậm ngùi thông cảm với thủ tướng rằng, thủ tướng cũng là một trong tứ trụ, nghĩ được như vậy, nhưng có làm được hay không, đương nhiên còn phải chờ thời, chờ thế và đặc biệt là cần phải tập hợp được lực lượng.
Thời thế thì đã rõ. Thế giới đã tử hình thể chế cộng sản từ hơn hai chục năm nay rồi.
Ở trong nước, người dân cũng chán cộng sản đến tận cổ, căm thù cộng sản đến tận răng rồi.
Còn lực lượng, ngoài đông đảo các tầng lớp nhân dân luôn sẵn sàng yểm trợ cho hành động thay đổi thể chế, trong hệ thống cộng sản chủ chốt cầm quyền, có quyền, số đông lực lượng cũng sẵn sàng ủng hộ thủ tướng rồi. Hội nghị Trung ương sáu, 72,8% ủng hộ không phải kỷ luật thủ tướng, hai lần bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, thủ tướng cũng luôn đứng ở tốp đầu. Xét cả thời thế và lực lượng như thế là đủ. Vậy thủ tướng còn lấn cấn điều gì mà không hành động?.
Thủ tướng không hành động, những người tin thủ tướng và những người dân bình thường khác buộc phải nghĩ khác về thủ tướng. Vì cái gì cũng có giới hạn, long tin cũng không ngoại lệ, đặc biệt là ở thời đại thong tin Internet, nhanh như điện giật, lại có ngay ở trong bếp mỗi nhà. Người ta buộc phải nghĩ như thế này:
– Thủ tướng là người biết nói  những lời hay, hợp xu thế nhưng lại không hành động theo. Thủ tướng nói chỉ là để diễn, chỉ là tạo ra cái lá chắn che những hành động ngược lại của thủ tướng.
Những hành động ngược lại với lời nói của thủ tướng thì nhiều vô thiên lũng. Chỉ cần nhớ đến thủ tướng là một bức tranh thực về thủ tướng lập tức hiện rõ lên màn hình:
– Thủ tướng nói rằng, người dân có quyền làm những gì không cấm. Ấy mà thủ tướng bắt bớ, cầm tù có thiếu một tiếng nói phản biện nào đâu. Thâm chí thủ tướng còn ký nhiều văn bản, để từ đó ngăn cấm, bắt bớ và tống tù những người không cùng quan điểm với thủ tướng.
– Thủ tướng nói, “Chúng ta cần có Luật biểu tình”. Thế nhưng, thủ tướng làm thủ tướng tới  8 năm, thủ tướng vẫn để Luật biểu tình nằm yên đó. Bây giờ thủ tướng lại chính thức tuyên bố để cho khóa sau làm.
– Thủ tướng nói, quan hệ với Tàu Cộng là viễn vông, lãnh thổ là thiêng liêng, nhưng thủ tướng lại chưa hề có hành động cụ thể nào ủng hộ những người yêu nước đang sống và đã chết bởi bàn tay Tàu Cộng. Thủ tướng cũng không có bất kỳ hành động nào trước việc đất liền, biển đảo bị Tàu Cộng xâm lấn, và cũng như nhiều kẻ bợ đít Tàu Cộng khác, thủ tướng cũng không có bất kỳ hành động nào ngăn cấm việc phá hoại, đục bỏ, chôn vùi những tượng đài, bia tưởng niệm, bia căm thù Tàu Cộng. Thủ tướng, quyền lệnh trong tay, thủ tướng không có hành động cụ thể ngăn cấm, cản trở những việc làm trái đạo nghĩa, trái với lòng dân, có nghĩa thủ tướng cũng đồng tình.
Đặc biệt, dưới thời thủ tướng làm thủ tướng, hàng trăm ngàn heta đất đầu nguồn ở vị trí chiến lược phòng thủ giặc Tàu, thủ tướng đã sang tay cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc với danh nghĩa thuê đất, trồng rừng. Gần đây nhất, thủ tướng lại hồ hởi ký cho Tàu thuê đất tới 70 năm tại Hà Tĩnh, một vị trí chiến lược có thể khống chế Biển Đông và chia cắt đất nước làm đôi một cách dễ dàng.
Gần đây hơn nữa, hôm kia, ngày 26/3/2014, thủ tướng lại công khai mời gọi nước ngoài vào mua đứt các công trình giao thông, bến cảng, những hạ tầng kinh tế xã hội của Việt Nam. Một hành động bán nước công khai (1). Và còn rất nhiều những hồ sơ khác chứng minh thủ tướng có cả một hệ thống con người: Nói một đằng làm một nẻo.
Những lời nói, những việc làm của thủ tướng, thực chất là những hành động mang tính thực dụng, chỉ đem lại lợi ích cho riêng thủ tướng và phe nhóm lợi ích của thủ tướng. Nó đồng nghĩa với việc thủ tướng cướp bóc tiền của của nhân dân, bán đất nước, chống lại nhân dân, chống lại tiến bộ xã hội.
Thực chất, những lời nói hay của thủ tướng chỉ là tấm khiên che cho những hành động xấu xa, bỉ ổi, bán nước hại dân của thủ tướng mà thôi.
Rồi, sẽ chẳng còn ai ủng hộ thủ tướng khi chân tướng thực dụng này của thủ tướng nhanh chóng bị lộ ra ánh sáng.
Trước đây, người ta ủng hộ thủ tướng là vì người ta sợ bọn Trọng lú quá thân với Tàu Cộng cúi đầu dâng nước cho Tàu Cộng, nay người ta thấy thủ tướng chỉ thực dụng cho riêng mình, nhóm lợi ích của mình, làm cho đất nước tanh bành, tan nát, đúng ý của Tàu, còn hơn cả Trọng lú, thì lòng căm thù của dân chúng đối với thủ tướng, gia đình thủ tướng như thế nào, hẳn bản tính thực dụng của thủ tướng đã chỉ rõ cho thủ tướng biết rồi.
Sự chịu đựng nào cũng có giới hạn, trong đó giới hạn về lòng tin trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay là ngắn nhất. Thủ tướng cần phải nhanh chóng hành động, thời cớ chỉ có một. Xét thời thế và lực lượng thủ tướng không hành động trong lúc này sẽ không còn lúc nào khác. Đó là cách duy nhất để thủ tướng cứu thủ tướng, đại gia đình của thủ tướng, nhóm lợi ích của thủ tướng, và từ đó con đường đa nguyen, dân chủ sẽ đến với dân tộc, tương lai của dân tộc mới dần dần sáng lên được.
Còn thủ tướng không hành động, tất sẽ có lực lượng khác hành động. Người xưa nói, “nhất dạ sinh bá kế”. Quang Trung, một người ẹm út của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, bất ngờ lên ngôi Hoàng Đế, thuận lòng dân mới dẹp được phong kiến Nguyễn, Lê- Trịnh, thống nhất đất nước, đặc biệt còn có chiến thắng lẫy lừng tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm lược, ghi công vào lịch sử.
Nguyên văn trên VietnamNet: “Thủ tướng cho biết sẵn sàng mời các nhà đầu tư lớn của Qatar tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa; tham gia cổ đông chiến lược các NHTM lớn cũng như đầu tư quyền khai thác các hạ tầng sân bay, bến cảng, đường cao tốc của Việt Nam”.
Pham Thanh.BDX.

Lý Quang Diệu và hai lần khánh thành ngư sư Merlion

Lý Quang Diệu và hai lần khánh thành ngư sư Merlion        

Đức Tém
(Nguồn: http://urban-interior.tumblr.com)
Bài viết nhân sự kiện người sáng lập Đảo quốc Singapore vừa mới qua đời.

.
Trước khi tuyên bố độc lập và chính thức thành lập Nhà nước Cộng hòa Singapore (9 tháng 8 năm 1965), đảo quốc này – dưới sự lãnh đảo của thủ tướng Lý Quang Diệu – đã phải trải qua thời kì của chính phủ tự trị (1959-1963) và thời kì sát nhập trong liên bang Malaysia-Singapore-Sabah-Sarawak-Brunei (1963-1965). Singapore đã từng phải nằm giữa những mối quan hệ chính trị cực kì phức tạp: Mối quan hệ với Anh Quốc (vừa công nhận chính phủ tự trị nhưng vẫn can thiệp ở quốc phòng và ngoại giao); mối quan hệ với Malaysia và Indonesia không mấy hữu hảo với nhiều bất đồng tôn giáo, dân tộc; ở một mối quan hệ xa hơn, Singapore cũng gián tiếp tác động đến cục diện chiến tranh Việt Nam thông qua mối quan hệ với Hoa Kỳ …

Lý Quang Diệu, 1963, được người dân tung hô sau khi có quyết định tách ra khỏi Liên bang

Lý Quang Diệu năm 1959 trong một buổi tuyên truyền cho người dân

Tin tức trên “The Straits Times” về sự kiện Singapore tách khỏi liên bang và tuyên thệ độc lập
Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn của Singapore. Mọi sự gánh vác nặng nề được đổ trên vai Lý Quang Diệu – vị thủ tướng dẫn dắt đất nước đi xuyên qua cả hai giai đoạn này và rồi cả sau đó. Khi thành lập tân quốc, Singapore đã phải “tự túc” không có tài nguyên, không có nguồn nước và khả năng quốc phòng giảm sút, từ đó ông Lý bắt buộc phải đề ra những chính sách khéo léo để tạo ra một Singapore với bản sắc riêng của mình, để biến đổi một đảo quốc của “thế giới thứ ba thành thế giới thứ nhất”. Và như chúng ta đã chứng kiến, họ đã tự chủ động sớm tập trung vào thế mạnh buôn bán và dịch vụ (trong đó có du lịch – chiếm 40% thu nhập quốc dân) song song với chính sách đối ngoại trung lập khéo léo cũng như đảm bảo an ninh quốc gia tối đa cho vị trí địa lý-chính trị nhạy cảm của mình; cũng như củng cố nội bộ với các chính sách đồng nhất và quyết liệt…

Một Singapore của quá khứ
Singapore phải chủ động mở cửa một cách tích cực ra với thế giới. Ngay sau khi tuyên bố độc lập vào 1965, nhằm đẩy mạnh chiến lược dịch vụ du lịch, đảo quốc đã muốn tìm cho mình một hình ảnh đại diện hiệu quả. Việc chọn tượng đài visible (hữu hình) cho quốc gia là một ngư sư Merlion chứ không phải là một Lý Quang Diệu, hoặc một anh hùng dân tộc tương đương cũng là một điều rất dễ hiểu trong bức tranh toàn cảnh này.
Nhân dịp tưởng nhớ đến sự ra đi của Lý Quang Diệu (1923-2015), xin dành bài viết này để nói về Ngư sư Merlion Singapore – một tác phẩm nghệ thuật công cộng (Public Art) thành công nhất tại “Đảo quốc sư tử”, là biểu tượng (Iconic) không những của Singapore nói chung mà còn là tiếng nói của ngành du lịch, của định hướng phát triển kinh tế. Và điểm đặc biệt là nó đã được cố thủ tướng Lý Quang Diệu đọc tuyên bố khánh thành đến hai lần trong khoảng cách thời gian 30 năm.
Khánh thành lần thứ nhất (15. 9. 1972)
Như đã nói, cách đây 50 năm, sau khi thành lập tân quốc (1965), STPB (Hiệp hội quảng bá du lịch Singapre – Singapore Tourism Promotion Board, hiện nay là The Singapore Tourism Board) đã muốn tìm kiếm một biểu tượng đại diện cho nền du lịch đất nước mình. Hiệp hội từng nhận được nhiều ý tưởng từ cuộc thi tuyển chọn: hoa cỏ, chim chóc, cá cảnh, thậm chí là nàng tiên cá … nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng. May sao, thành viên của Hội đồng Souvenir (Souvenir Committee) đồng thời là quản lý thủy cung VanKleef Singapore, ông Alec Fraser-Brunner, đã gây được sự chú ý khi đưa ra ý tưởng kết hợp đầu sư tử và mình cá thành biểu tượng Merlion.
Có thể bạn sẽ có sự phân vân vì mối liên tưởng đến sinh vật huyền thoại “đầu-thân sư tử, đuôi cá” vốn đã có trong truyền thuyết Tây Phương của nền văn minh Hy Lạp vàEtruscan. Ngư sư huyền thoại ấy có tên là Leokampoi (Leocampus), tiếng Anh được quy ước đọc – viết là “sea-lion” (để phân biệt với các em sư tử biển mà chúng ta biết) hoặc “morse”. Leokampoi còn có một số “bạn bè” quái thú đại dương khác là Aigikampoi (đầu dê đuôi cá đại diện của cung Capricorn); Hippokampoi (Hippocampus – đầu ngựa đuôi cá rất nổi tiếng vì là vật cưỡi của Hải Vương Neptune) và Pardalokampoi (đầu báo Leopard đuôi cá). Tuy nhiên, Merlion của Singapore lại được tạo ra vì những câu chuyện khác.
Tranh Mosaic tại bảo tàng Bardo, Tunisia có sự xuất hiện cùng lúc của 3 quái thú Hippokampoi, Pardalokampoi và Leokampoi
Phần đầu “Lion”: đề cập câu chuyện của vị Hoàng tử xứ Palembang (thế kỉ 11): Sang Nila Utama trong “Sejarah Melayu” (Biên niên sử của Malaysia). Khi lần đầu đặt chân đến vùng đất Tamasek (tiền thân của Singapore), chàng đã nhìn thấy một con sư tử và từ đó quyết định đổi tên cho Tamasek thành đảo “Singapura” (”Thành phố sư tử” trong tiếng Phạn với Singa là sư tử và Pura là thành phố)
Phần đuôi cá “Mer” (gốc “mare”- biển trong tiếng Latinh): Cũng chính tại Tamasek, trước khi có sự tác động của Thực dân Anh, vốn đã từng tồn tại một làng chài nhỏ vì vịnh biển này có rất nhiều cá, nên bản thân Fraser-Brunner vẫn muốn biểu tượng mới có thông điệp gợi nhớ giá trị lịch sử gốc này.
Từ sự kết hợp đó, Merlion là một Public Art mà ngay từ đầu đã may mắn được định hướng để có giá trị tạo hình tinh tế và đặc biệt ở ý nghĩa. Nó vừa mang khát vọng sức mạnh vừa có được ý thức tôn trọng lịch sử; vừa phản ánh thực tế (làng chài) vừa mang màu sắc huyền thoại (việc nhìn thấy sư tử cũng được người sau lý giải rằng có lẽ chàng đã nhìn thấy một con hổ mà nhầm lẫn sang sư tử vì loài vật này không thể hiện hữu tại vùng đất này được).
Merlion đầu tiên được xây dựng bằng xi-măng, da bọc sứ. Chi phí của dự án là 165.000 Dollar Sing.
Nếu câu chuyện về “thành phố sư tử” không được một người Anh tìm tòi, trân trọng và nhắc tới; thì tại vịnh Marina ngày nay biểu tượng của người Singapore có thể là một nàng tiên cá “méo mó” nhằm thích nghi theo phong cách phương Đông, – không liên quan gì đến vùng đất này cả, thậm chí còn mang giá trị vay mượn không đáng có từ Đan Mạch – nơi mà hiện nay cũng có một Public Art khác nổi tiếng không kém cạnh gì Merlion: Little Mermaid của thành phố cảng Copenhagen. Công này, người Singapore phải cảm ơn Alec Fraser-Brunner rất nhiều!

Nếu Singapore lựa chọn Nàng tiên cá thì sẽ có đến hai thành phố trên Thế giới sử dụng Mermaid làm biểu tượng. Ảnh: Little Mermaid tại Copenhagen (ra mắt từ năm 1913)
Alec Fraser-Brunner lên ý tưởng từ năm 1965, nhưng việc triển khai thiết kế được giao cho nghệ sĩ KwanSai Kheong và công đoạn thực hiện thuộc về điêu khắc gia Lim Nang Seng. Sau thời gian gần một năm thì hoàn thành (11. 1971 – 8. 1972).

Lim Nang Seng và mẫu phác thảo…

… cho đến thực tế, đây là Merlion con, cao 2 mét, nặng 3 tấn, được đặt rất gần Merlion lớn (mờ ảo phía sau)
Ngày 15 tháng 9 năm 1972, cả hai bức tượng Merlion đầu tiên (Merlion lớn cao 8,6 mét rộng 3,6 mét nặng 70 tấn, Merlion “con” cao 2 mét nặng 3 tấn) và công viên Merlion (2500 m2) mà chúng nằm trong đó đã cùng lúc được công bố và mở cửa.Người vinh dự khánh thành khi đó không ai khác là Thủ tướng Lý Quang Diệu. Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc, ông gửi gắm niềm hy vọng rằng Merlion sẽ có tính liên kết cao với thành phố mà nó đại diện, giống như tháp Eiffel đã giúp thế giới nhớ đến Paris (tất nhiên tính chất và quy mô hình thức thì không thể so sánh được, nhưng xét về mục đích quảng bá du lịch thì niềm tin của ông hoàn toàn có cơ sở).
Lý Quang Diệu phát biểu trong lễ khánh thành Merlion 15/9/1972
Như mong đợi của Lý Quang Diệu, Merlion đã thực hiện xuất sắc vai trò của mình. Đi ra từ huyền thoại khuẩn hoang, Merlion đã tiếp tục tự viết nên huyền thoại của chính mình trong đời sống thực tế. Dù chưa được thống kê chính thức, nhưng Merlion chính là điểm thu hút du khách nhiều nhất tại Singapore. Phát triển song song và bổ trợ cho mũi nhọn du lịch, Merlion và các phiên bản khác của nó sau này đã làm cho thế giới nhận biết – nhớ đến – dẫn dắt đến tên gọi “Singapore” – “đảo quốc sư tử” mỗi khi họ nhìn thấy hình ảnh “nửa sư tử-nửa cá” trên bất cứ phương tiện thông tin hoặc vật phẩm nào.
Vị trí đầu tiên của Merlion trên một thế đất “mũi tàu”

.

Merlion lớn và Merlion con (Merlion Cup) ở góc phải ảnh

“Quý ngài” Merlion (được quan niệm có giới tính đực) và các người đẹp Miss Universe 1987
Vì hơn ai hết ý thức được khoản thu “khổng lồ” cũng như việc bảo vệ giá trị “thương hiệu quốc gia”, tổ chức STB cũng ra sức quản lý bản quyền sát sao việc sử dụng hình ảnh Merlion, từ những vật phẩm bé nhất như móc chìa khóa, nam châm trang trí. Bất cứ công ty hay đơn vị nào sử dụng hình ảnh của Merlion trong thương mại đều phải thông qua sự trình duyệt của Hiệp hội này. Viết đến đây, tác giả có cảm giác Merlion đã vượt qua khỏi ranh giới của một tác phẩm nghệ thuật công cộng để trở thành một vị thần hộ mệnh cho Singapore ở những đầu năm lập quốc gần như từ “hư không”.
Lần thứ hai sau 30 năm( 15. 9. 2002)
Đối diện với tình hình xây dựng của dự án cầu Esplanade , người Singapore đã sớm đoán được các biểu tượng quốc gia Merlion của họ sẽ có thể không còn được quan sát rõ ràng từ nhiều phía sau khi cây cầu hoàn thành năm 1997. Nhưng mãi đến 2002, sau nhiều phương án đề xuất di chuyển sang nhiều nơi trong thành phố, thậm chí nâng chiều cao của bệ như là một giải pháp thụ động, STB mới quyết định chuyển hai bức tượng sang nơi cư ngụ mới gần đó 120 mét, đó là một vị trí được thiết kế “mở” hơn, đặc biệt hơn nhằm tôn vinh tầm quan trọng của chúng ở phía bên kia của Esplanade, nhìn ra vịnh Marina của phần bờ thoáng đãng. Kèm theo việc di dời này là sự mở rộng của công viên Merlion lên đến bốn lần diện tích trước đây với tổng chi phí 7,5 triệu Dollar Singapore.

Việc di dời chỉ gặp thách thức với Merlion lớn.Merlion từ vị trí cũ (hồng) được dời đến tại cầu nước mới (xanh). Bởi ở vị trí cũ nó sẽ bị chính cây cầu Esplanade che chắn tầm nhìn và “cô lập” trong vùng nước kín (kẹp giữa cầu Esplande và cầu sắt Fullerton)

Và đây là các công đoạn di chuyển:
.
- 23. 4: Merlion được nâng lên khỏi vị trí cũ bằng xà lan.
- 25. 4: Merlion được nâng từ xà lan đến cầu Esplanade, sau đó từ trên cầu chuyển qua xà lan ở phía bên kia.
- 26. 4: Di chuyển đến vị trí mới
- 29. 4: Gia cố tại vị trí công viên Merlion mở rộng.
Sở dĩ phải di chuyển phức tạp như thế này là do Merlion quá cao, không thể chui qua bên dưới thân cầu được.
Bức tượng Merlion ở vị trí mới cũng phải đảm bảo luôn nhìn về phía Đông vì được tin rằng sẽ mang lại sự thịnh vượng trong phong thủy của người Hoa.
Phân đoạn ngày 23. 4

Di chuyển Merlion trên cầu Esplanade ngày 25. 4

Bên phải cầu là dải đất “mũi tàu” cũ nơi khánh thành Merlion lần đầu tiên còn bên trái là vị trí của Merlion hiện tại.

Sự ứng biến của Singapore đối với biểu tượng quốc gia, ở vị trí mới Merlion có phần thoáng và bề thế hơn.
Một buổi lễ tổ chức vào ngày 15. 9. 2002 nhằm kỷ niệm sự kiện di dời thành công cũng như để kỷ niệm sinh nhật thứ 30 của Merlion, Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo vĩ đại của Singapore, lúc đó đã chuyển sang ghế Bộ trưởng cao cấp của chính phủ sau khoảng thời gian dài kỉ lục làm chính khách ở cương vị thủ tướng (1959-1990) , đã một lần nữa vinh dự “gặp lại” Merlion ở sự kiện trọng đại này.
Vậy là sau 30 năm tính từ khi Merlion ra đời, Lý Quang Diệu đã bước qua giai đoạn đỉnh cao và Singapore đã có thêm một thế hệ lãnh đạo mới tiếp quản: Ngô Trác Đống kế nhiệm ông ở chức vị thủ tướng từ 1990, Singapore không còn đối mặt với những khó khăn nội bộ của một tân quốc mà đã cùng với thế giới đón nhận chủ động sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997… Sau 30 năm tình hình đã có nhiều thay đổi!
Nhưng sau 30 năm, Merlion vẫn giữ vững vai trò như một đại sứ/ thần hộ mệnh của mình, nay thậm chí càng lộng lẫy hơn ở vị trí cầu nước mới.Merlion kiêu hãnh hướng mặt về phương Đông nhìn vịnh Marina tương lai, trong khi phía sau lưng đã mọc lên hàng chục công trình cao tầng làm background hiện đại.
   
.

.

Tại vị trí mới, không gian có tính chất “mở” hơn, tính cộng đồng cũng cao hơn thay vì dải đất hẹp ít nhiều khó tiếp cận ở vị trí cũ. Các bậc thang là ngôn ngữ mới, thuận tiện hơn cho sự tập trung của du khách để “tương tác” cùng Merlion.

Một cầu nước được thiết kế nhằm mở rộng thêm các góc quan sát giúp cho du khách thưởng lãm bức tượng một cách thoải mái hơn

28. 2. 2009 Merlion bị tai nạn sét đánh mất một mảng đầu, nhưng được chỉnh sửa rất nhanh chóng và trở lại khỏe mạnh từ 18. 3. 2009

Merlion con – cùng tuổi với Merlion lớn và luôn ở một vị trí rất gần. Nó thường được gọi là Merlion Cup.

Phiên bản Merlion khổng lồ cao 37 mét tại Đảo du lịch Sentosa. Hoàn thành năm 1996.

“Merlion” tại Singapore còn là một tiếng lóng ám chỉ những ai đang nôn mửa :)
Merlion là “biểu tượng quốc gia” thì Lý Quang Diệu cũng là “biểu tượng quốc gia”.
Nếu như Merlion – xét ở mặt hữu hình – là hình ảnh nhận diện thì Lý Quang Diệu còn có được nhiều sự  ca ngợi hơn như thế: biểu tượng của quốc gia, “quốc phụ”, của một “Singapore thịnh vượng”, của phép màu, hay huyền thoại, sự ví von nào mới là chính xác?… Câu trả lời xin dành cho các thế hệ người dân đảo quốc vì họ sẽ biết ơn cũng như dành cho ông những cảm nhận chính xác và chân thành …

Lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Singapore sẽ diễn ra vào 9. 8. 2015 tới nhưng Lý Quang Diệu đã không còn nữa. Chắc chắn Merlion sẽ rất buồn …
Những bài học rút ra từ Merlion Singapore:
- Khi cấu trúc thành phố thay đổi, hãy bảo vệ và nâng cao các giá trị của lịch sử.
- Nhỏ xinh nhưng ý nghĩa thì sẽ hiệu quả. Một tượng đài hơn 400 tỷ đồng như ở nước ta liệu có thu được lợi nhuận từ các sản phẩm souvenir?
- Đã từ lâu, thế giới đã hạn chế xây dựng các tượng đài mang đậm tính chính trị để làm biểu tượng hay cảnh quan cho thành phố rồi! Nếu muốn tri ân và nhắc nhở thì chọn các công trình dân sinh khác có lợi ích sử dụng thiết thực để người dân nhớ tới mỗi ngày.

TQ tuyên bố chủ quyền ở VN

NHẬN DIỆN ĐAO PHỦ BỨC TỬ VIỆT NAM
TQ tuyên bố chủ quyền ở VN

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Chi tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền lãnh thổ vào tay TQ đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.

Tại cuộc họp báo ngày 8/3/2015, ông Vương Nghị - Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố với thế giới rằng việc TQ xây các đảo đá trên biển Đông là xây trên sân nhà của họ và chỉ trích kịch liệt những ai phản đối hành vi này của TQ. Và cái phần mà TQ khẳng định là „sân nhà“ ấy, lại đang là lãnh hải của VN có lịch sử từ lâu đời và đã được công ước quốc tế đương nhiên thừa nhận.

Tuyên bố trên của TQ gây bàng hoàng và phẫn nộ cho những người công tâm và am hiểu lịch sử vấn đề. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia khi trả lời phỏng vấn của RFI đã không che giấu sự bất bình: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quan Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”

Dù liên tục lấn chiếm VN từ biên giới đến biển đảo, nhưng đây là lần đầu tiên TQ dám ngang ngược tuyên bố biển Đông là sân nhà. Việc TQ xây dựng những chuỗi đảo nhân tạo trên lãnh hải VN rõ ràng là hành động xâm lược, là bàn đạp để TQ thôn tính VN.

Trước sự xâm lược trắng trợn đó, trách nhiệm tối thiểu của nhà cầm quyền VN là phải lập tức phản đối mạnh mẽ trước hết trên lĩnh lực ngoại giao, đồng thời vận dụng các lực lượng quân sự, chính trị , sức mạnh quốc tế để buộc TQ trả lại chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng sự ngược đời đã xảy ra. Sau tuyên bố của Vương Nghị, đến tận hôm nay VN vẫn không lên tiếng phản đối. Càng lạ lùng hơn là cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN dự định tổ chức vào ngày 12/ 3/2015, ba ngày sau tuyên bố của TQ lại bị xóa bỏ.

Lộ trình đao phủ bức tử VN

Trước sự im lặng chấp nhận của VN, TQ đã nuốt trọn phần còn lại của con mồi. Phần đầu đã được tiêu hóa xong từ những năm trước đây, khi những nhà cầm quyền VN từ cấp địa phương tới Trung ương đã hăm hở giao đất rừng dọc biên giới mà hầu hết là những vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng cho TQ thuê và quản lý tới 50 năm theo phương thức người TQ tha hồ tung tác trong đó.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết trên báo Đất Việt ngày 18/6/2014 : Qua khảo sát ở một số nơi, đã thấy có 19 dự án được các địa phương cấp phép cho thuê tới khoảng 398.374 ha đất rừng dọc biên giới Việt - Trung, đặc biệt là những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. (Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ báo là 10 tỉnh).

Mức giá mà VN cho TQ thuê đất rừng biên giới rẻ mạt đến mức không tưởng tượng nổi: nhiều nơi TQ chỉ phải trả 2,75 đ cho mỗi mét vuông đất mỗi năm! (Theo đại biểu QH Trần Việt Hưng(Hòa Bình) – báo Thanh niên đưa tin ngày 12/6/2010)

Nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng thực sự các cấp chính quyền đã bán rừng và dồn đất nước VN vào tình trạng tự sát, khiến VN mất đi vùng lãnh thổ quan trọng nhất về quốc phòng an ninh.
Mặc dù vậy, cho đến nay không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi có thể coi là bán nước và phản quốc này.

Cùng trên lộ trình các cấp chính quyền VN để ngỏ cửa cho những kẻ xâm lược VN, họ còn tạo điều kiện đặc biệt dễ dàng cho người TQ vào kinh doanh, sản xuất, trốn thuế, thuê đất trồng lúa, rau quả, thuê mặt nước nuôi tôm cá... lập những đặc khu TQ như ở Vũng Áng – Hà Tĩnh và nhiều nơi. Song song với những chính sách về chính trị, ngoại giao và quốc phòng, an ninh, những chính sách về kinh tế thương mại đã giết chết nền sản xuất của VN và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng rởm và hàng độc hại của TQ. Không những nền kinh tế chính trị và văn hóa của VN bị bức tử mà cả VN đang bị biến thành một bệnh viện khổng lồ trong đó chen chúc những người dân đang chết dần mòn vì hóa chất độc hại của TQ.

Trong tình thế ấy, thay vì bảo vệ đất nước và nhân dân, nhà cầm quyền VN đã liên tục dùng mọi lực lượng từ văn hóa tư tưởng, báo chí truyền thông tới công an và côn đồ để ngăn chặn, vu cáo, mạt sát, khủng bố, đánh đập, bỏ tù, bao vây về kinh tế, cắt cả nguồn sống của những ai dám bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tự do dân chủ và phản đối TQ xâm lược. Đến các cuộc dâng hương tưởng niệm những người đã hy sinh trong những cuộc chiến bảo vệ đất nước chống TQ tàn sát cũng bị nhà cầm quyền cho các lực lượng công an, dân phòng, dư luận viên và côn đồ ngăn cản.

Với những hành động có hệ thống, nhất quán trong nhiều năm như vậy, dư luận có quyền nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã có quyền lợi chung với đám đao phủ TQ đang bức tử đất nước VN.

Để dẹp tan dư luận, Bộ trưởng quốc phòng VN – lại có những hành động bất chấp sự thật, trách nhiệm và và lương tâm khi khẳng định rằng “quan hệ Việt Trung vẫn phát triển tốt đẹp” và coi việc xâm lược của TQ chỉ là “mâu thuẫn gia đình”. Hơn thế nữa, Ngày 31/12/2014, vị này còn lớn tiếng răn đe và kết tội rằng người VN ghét TQ là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốc gia. (theo tinphapluat.com)

Dù không muốn thừa nhận sự thật đau lòng, người VN cũng không thể không nhận thấy dù cái tên VN còn đó, nhưng hồn nước thì đã bị nhiều nhà cầm quyền cộng sản làm tay sai cho TQ giẫm đạp mỗi ngày. Tung hoành trên mảnh đất này là dòng máu phản trắc đớn hèn đã được tiêm vào động mạch của vô số nhân vật trong các bộ máy quyền lực. Đó thực sự là đám tay sai của TQ, núp dưới chiêu bài Đảng cộng sản VN, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà nhân loại đã lên án là tội ác chống lại loài người làm bức màn sắt che cho những tham vọng, quyền lợi nhóm, để chĩa họng súng độc tài vào người dân, biến VN thành một “nhà tù” khổng lồ đàn áp bất cứ ai dám phê phán, ngăn cản con đường bán nước của chúng.

Người VN trong tình thế đó, là những con gà bị trói chặt, dao đã kề cổ. Ai cam tâm im lặng, chịu đi nhặt cơm thừa canh cặn, tung hô khen ngợi đám tay sai bán nước, tiếp tay cho bọn xâm lược, hoặc tiếp tục vắt kiệt máu mỡ mình nuôi bộ máy cầm quyền phè phỡn trên xương máu nhân dân thì sẽ được tồn tại.

Nhưng thế có phải là cuộc sống con người?

Người VN đã tê dại. Đã lạc mất linh hồn, Đến mức số đông đã mặc kệ mọi sự, cam chịu dao kề cổ và trong khi đang kê chiếc cổ gầy dưới lưỡi dao đao phủ , người VN cũng tương tự nhà cầm quyền của họ, chỉ dám mơ tới một con dao đao phủ cùn hơn để cứa cổ mình lâu chết hơn, chứ không dám mơ tới việc phải làm gì để thoát khỏi lưỡi dao ấy. Không ít người do không am hiểu tình hình nên đã trở thành độc ác, đứng về phía đao phủ bức tử VN, a dua mạt sát những dân oan hoặc những đồng bào đã không quản nguy hiểm đấu tranh cho quyền lợi của đất nước và cho cả chính họ.

Mất nước là bởi nhà cầm quyền VN
Ảnh Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao
TQ thực sự rất ngang ngược, tham lam và đã dùng nhiều thủ đoạn đối với loài người trên thế giới này. Không ngẫu nhiên khi có nhiều tài liệu khoa học thống kê, phân tích về những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản TQ và một trong những cuốn sách rất nổi tiếng đã được xuất bản mang tên “Chết bởi tay Trung Quốc” của hai giáo sư kinh tế học Perto Navarro và Greg Autr đã cảnh báo loài người về những tham vọng và hiểm họa mà TQ mang tới để các nước đối phó.

VN “đã chết bởi tay TQ”! Nhưng khốn khổ khốn nạn ở đây là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản đã bằng mọi giá, thà hy sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân chứ không chịu mất Đảng, mất thể chế cộng sản.

Họ yêu Đảng, yêu Mác Lê nin, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đến thế kia ư?

Hoàn toàn không. Ở trong bộ máy, họ biết quá nhiều hành vi bỉ ổi độc ác của nhau và của thứ chủ nghĩa này. Họ gắn bó chẳng qua thể chế ấy, chủ nghĩa ấy là một cỗ xe bọc thép mang vũ khí hạng nặng bảo vệ hữu hiệu nhất cho băng cướp tham nhũng tha hồ lừa bịp và cướp bóc người dân. Thế giới đã chứng minh cỗ xe cộng sản càng lăn đi càng chất chồng tội ác. Sự sợ hãi bị mất tất cả đã khiến nhà cầm quyền gắn với thể chế cộng sản như mạng sống. Họ đã lựa chọn con đường hy sinh đất nước và nhân dân để giữ chế độ độc tài nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị tha hồ cướp bóc.

Đó cũng là điều mà TQ đã rất khôn ngoan tận dụng để thao túng đám cướp bóc này. Đám này còn rất sốt sắng thực hiện mưu đồ nhập VN vào TQ trong năm 2020 theo như cam kết của Hội nghị Thành Đô 1990. Tham vọng vĩ cuồng mang hơi hướng Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình cộng với và sự nôn nóng muốn rảnh tay nên giao đất sớm cho TQ của đám bán nước VN, nay đã về đích trước 5 năm so với kế hoạch?!

Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”. Khi nhà cầm quyền hoặc người VN đứng về phía đao phủ , thì chính họ đang hái quả trên ngọn cây nhưng lại dùng lưỡi cưa xẻ nát thân cây đã dung dưỡng họ.

Xét những động thái khác thường qua tuyên bố của TQ và sự im lặng chấp nhận của VN, dư luận không thể không nhận ra VN đã nằm gọn trong cái mõm tham lam của TQ. Cánh tay của nước Mỹ dù mạnh nhưng đã bị khước từ bởi chính nhà cầm quyền VN không những chỉ đứng về phía đao phủ mà còn là tay trong cho đao phủ. Nước Mỹ và khối các nước văn minh hiện giờ chỉ còn chứng kiến những cú đong đưa cầu lợi của VN đang được điều khiển bởi đầu não TQ mà thôi.

Nhưng chính TQ cũng đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần bởi chính những khối ung thư nội bộ của họ. Sự phát triển nôn nóng bất chấp danh dự và thủ đoạn của nền kinh tế TQ đương nhiên sẽ mau chóng phá vỡ cái vỏ chật chội lạc hậu của thể chế chính trị phi tự nhiên theo ý thức hệ cộng sản đã bị loài người tẩy chay. Việc cộng dồn những tội ác chống lại loài người mà nhiều thế hệ nhà cầm quyền TQ đã làm với người dân của họ và thế giới cũng sẽ đến ngày “tức nước vỡ bờ”, chưa kể những chấn động mạnh mẽ của cuộc tranh giành quyền lực phe nhóm đang diễn ra dưới vỏ bọc “đả hổ diệt ruồi” tại TQ.

Sự sụp đổ ấy đương nhiên sẽ kéo theo sự tan vỡ bi thảm trong một ngày không xa của thể chế cộng sản VN đã tự nguyện nộp mình vào tay TQ thay vì thức thời đón nhận những cơ hội của Cách mạng Nhung VN, tự cải cách thể chế, đồng hành với quyền lợi của toàn dân tộc.

Và dẫu nước VN có mất về tay TQ, những người gắng gỏi vì đất nước và người dân VN không tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh đòi thoát khỏi thể chế cộng sản để cứu nước, đem lai toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, tự do và nhân quyền cho người VN dù khó khăn nhưng là một cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ. Nhà cầm quyền không bao giờ có thể tiêu diệt hết được những người yêu nước yêu công lý và yêu tự do.


(Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội)

Tài sản quốc gia: của ai, vì ai?

Tài sản quốc gia: của ai, vì ai?


Trương Trọng Nghĩa

- Phát biểu tại hội thảo “CEO Việt trước sức ép FTA và TPP” do Ceo Club và Người Đô Thị tổ chức ngày 24.3.2015, Luật sư Trương Trọng Nghĩa có nói: "Không nên gia tăng GDP bằng mọi giá. Tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển. Tăng trưởng ở Việt Nam hiện đi kèm với 5 cái hao đáng ngại: hao vốn, hao tài nguyên, hao ngoại tệ, hao môi trường, hao văn hóa”(Người Đô Thị số 35, 4/2015). Mạch suy tư đó đã được Luật sư Nghĩa phát triển thành bài viết sau đây dưới góc nhìn pháp lý, bài viết đăng trên Tuổi Trẻ ngày 28.3…

Lấp sông, lấp vịnh, chặt cây xanh, cấp phép đầu tư dài hạn vượt quyền, phá cảnh quan, bức tử rừng thông, cho công ty Trung Quốc thuê rừng biên giới “nhạy cảm”, “trùng tu” dẫn đến hủy hoại di tích... Trên báo chí Việt Nam, danh sách những chuyện này ngày càng dài ra.

Tất cả đều liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, khai thác, bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, di sản, di tích quốc gia.

Quyền hạn địa phương tới đâu?

Câu hỏi đặt ra: chính quyền địa phương được làm gì và tới đâu, và đâu là trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền trung ương nếu các tài sản quốc gia như tài nguyên, môi trường, di sản, di tích bị hủy hoại, bị vi phạm, bị cưỡng đoạt, bị lạm dụng dưới các hình thức công khai hay trá hình?

Xét đến cùng, đây là câu chuyện thiết kế quan hệ giữa nhà nước trung ương và chính quyền địa phương dựa trên hai nguyên tắc tập quyền (centralization, tất cả quyền lực thuộc về nhà nước trung ương) và tản quyền (decentralization, quyền lực được ủy quyền, phân cấp...) xảy ra ở đại đa số quốc gia, trừ những quốc gia nhỏ như Singapore hay đặc thù như Vatican.

Trong quản lý nhà nước, tản quyền có nhiều hình thức, cấp độ, như phi tập trung, ủy quyền hay phân quyền, tùy theo lĩnh vực như ngân sách, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa... Tản quyền cao nhất là tư nhân hóa hay “xã hội hóa” dịch vụ công ở những mức độ khác nhau.

Thước đo trình độ, bản lĩnh, chất lượng, hiệu quả của quản lý nhà nước trong quan hệ trung ương - địa phương là sự cân bằng, khoa học và hợp lý giữa tập quyền và tản quyền, sự sâu sát, kịp thời và khéo léo trong điều hành mối quan hệ ấy, và tất nhiên bao gồm cả việc bổ nhiệm, phân công và quản lý có hiệu quả đội ngũ và bộ máy cán bộ, công chức từ trung ương đến địa phương.

Quản lý nhà nước kém thường có những biểu hiện như sau: việc phải “tập” lại “tản”, việc phải “phân” lại “ôm”, việc phải phạt lại tha, việc phải khen thưởng lại quên, việc phải truy cứu lại buông trôi, việc phải làm ngay lại trì hoãn, việc phải cấm lại “lờ”...

Không để khai thác, sử dụng tùy tiện

Theo cách phân cấp ở nước ta hiện nay, chính quyền một tỉnh có thể được giao quản lý cả tài nguyên quốc gia, như đảo Phú Quốc, vịnh Hạ Long, rừng Cúc Phương, thác Bản Giốc, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, hay di tích lịch sử như đền thờ vua Đinh, cố đô Huế, địa đạo Củ Chi.

Đồng thời, chính quyền cũng quản lý đồng ruộng, nhà máy, công sở, bệnh viện, trường học phục vụ nhu cầu của dân cư tỉnh ấy.

Nếu quy định phân cấp này cho phép, hay tạo ra một thực tế là chính quyền địa phương có quyền quyết định như nhau về tất cả tài sản đó thì quy định ấy có vấn đề.

Bởi vì tùy theo lịch sử hình thành, đặc tính, vai trò và tác động của những tài nguyên và di sản nói trên (về chính trị, quốc phòng, kinh tế, sinh thái, môi trường, lịch sử, văn hóa và tâm linh) mà chúng phải được quản lý bởi những quy chế và phương cách khác nhau.

Có những cái cần được phân quyền cho địa phương. Có những cái là của quốc gia, của toàn xã hội, mà chính quyền địa phương được ủy quyền quản lý, nhưng không thể tùy tiện khai thác, sử dụng phục vụ lợi ích hay nhu cầu riêng của địa phương mình.

Lại có những tài sản mà khi định đoạt phải trưng cầu ý dân.

Thậm chí có những cái mãi mãi thuộc về đất nước và dân tộc, mà không chế độ nào, nhà nước nào được xóa bỏ, xâm hại hay nhượng quyền cho bất kỳ ai (như đã quy định tại các điều 2, điều 11 và điều 53 của Hiến pháp 2013).

Xếp cái nào vào đâu, phân công và kiểm soát việc quản lý ra sao để hợp lý, khoa học và phục vụ tối ưu cho lợi ích của đất nước và nhân dân là trách nhiệm và bản lĩnh của người lãnh đạo nhà nước.

Tất nhiên, đã có Hiến pháp, luật pháp và rất nhiều văn bản dưới luật hay quyết định hành chính quy định về việc quản lý tài nguyên, môi trường, di sản, di tích, nhưng việc đưa luật pháp vào cuộc sống, thực thi và nếu cần thì cưỡng chế việc tuân thủ mới là điều quan trọng nhất.

Trong mọi hình thức tản quyền, vai trò và chức năng của các bộ, ngành của chính quyền trung ương là không thể thay thế và không thể thoái thác.

Nó bảo đảm cho mọi hoạt động khai thác, sử dụng, kinh doanh, hưởng thụ tài nguyên, môi trường, di sản, di tích được thống nhất, công bằng, bền vững và hợp pháp.

Nếu pháp luật hiện hành thiếu sót hay bất cập thì việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời cũng góp phần chấm dứt việc hủy hoại hay hạn chế thiệt hại ở các tài sản quốc gia.

Theo chương trình của Quốc hội, kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây sẽ thông qua hai dự thảo sửa đổi Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Trước hiện trạng tài nguyên, môi trường, di sản, di tích đang bị hủy hoại, xâm hại nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân, các đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ phải dành nhiều tâm sức cho việc thiết kế mối quan hệ tập quyền và tản quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương trong quản lý tài nguyên, môi trường, di sản, di tích trong hai đạo luật trên.
***

Đừng để nợ cho con cháu

Mọi thành tích tăng trưởng hay phát triển kinh tế không tính đến những tổn thất tài nguyên, môi trường hay di sản văn hóa, di tích lịch sử, đều để lại những món nợ hay thiệt hại mà con cháu chúng ta phải gánh.

Có những tổn thất phải mất hàng chục năm và nhiều tỉ đôla mới có thể bù đắp, lại có những mất mát mà đời sau chỉ biết ghi vào “sổ nợ lịch sử” vì không thể nào khôi phục được.

Nhiều người dân, cán bộ, công chức, đảng viên đã đề nghị: phải đào tạo, bổ nhiệm, đánh giá và xử lý cán bộ lãnh đạo theo những tiêu chuẩn và yêu cầu bắt kịp thời đại mới mong có một đất nước văn minh, phát triển bền vững, môi trường sống lành mạnh, phát huy được những giá trị tốt đẹp, độc đáo của dân tộc Việt Nam.

'Ép buộc' bảo hiểm y tế tự nguyện

'Ép buộc' bảo hiểm y tế tự nguyện


VĂN THANH - TIẾN ĐẠT

 - Từ năm 2015, người dân sẽ không được mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện diện riêng lẻ. Để mua được thẻ BHYT thì bắt buộc cả gia đình của người muốn mua có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải cùng tham gia BHYT. Quy định mới này đang khiến nhiều người dân hoang mang, nhất là những người lớn tuổi, người thất nghiệp… không thuộc diện BHYT bắt buộc hay được Nhà nước hỗ trợ.

Dân lo lắng, phường bối rối

Sáng 13/1, tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện (BV) Q.Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nguyễn Thị B. (63 tuổi, ngụ P.4, Q.Phú Nhuận) đến khám bệnh tiểu đường theo diện BHYT tự nguyện trầm tư: “Gia đình tôi có ba người, con gái làm ở cơ quan nhà nước nên có thẻ BHYT bắt buộc, riêng tôi mua BHYT tự nguyện từ rất lâu, còn cháu trai thì nó mới ra trường. Tôi biết mua thẻ BHYT rất có lợi, được chia sẻ viện phí khi bệnh tật nên cũng khuyên cháu mua nhưng nó đang thất nghiệp nên không mua. Ngày 30/1/2015 này thẻ BHYT của tôi hết hạn; vậy mà mấy ngày nay, tôi có nghe thông tin kể từ ngày 1/1/2015, người dân muốn mua thẻ BHYT thì phải "rủ" cả nhà tham gia, nên tôi rất lo lắng. Nếu cháu tôi không mua, chẳng lẽ tôi không được mua nữa? Tôi lo lắm”.

Ngồi cạnh bà B., bà Trương Thị H. (74 tuổi, ngụ P.1, Q.Phú Nhuận) đến khám bệnh tim bức xúc: “Cũng may tôi ở một mình, không có con cháu nên mua dễ, chứ quy định mới này làm càng ít người tham gia BHYT và sẽ khó hướng đến toàn dân tham gia. Gia đình bạn tôi mua cho cả gia đình mà mấy năm trời có đi khám đâu! Đừng nghĩ người mua BHYT tự nguyện chỉ là người bệnh nặng”.

Rắc rối hơn là trường hợp của gia đình anh Phạm Văn Hiến (40 tuổi, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2). Anh Hiến kể: Trước đây, gia đình anh cư trú tại P.An Khánh, Q.2 và thuộc diện hộ nghèo nên được phường mua thẻ BHYT cho cả gia đình gồm ba nhân khẩu. Hiện nhà anh bị giải tỏa; số tiền bồi thường không mua được nhà tái định cư. Một năm nay, gia đình anh chuyển đến sống và giữ xe cho chung cư ở P.Thạnh Mỹ Lợi; thế nhưng vì nhà xe không có số nên anh không đăng ký được sổ tạm trú và cũng không thể mua BHYT.

“Tôi giữ xe chung cư được hơn hai triệu đồng/tháng. Vợ thì phụ quán cơm. Gia đình lúc nào cũng trong tình trạng thiếu thốn, nếu bỏ tiền mua BHYT cho cả hai vợ chồng một lúc thì rất khó” - anh Hiến âu lo.

Không chỉ có người dân lo lắng, theo ghi nhận của phóng viên, tại UBND một số phường - nơi người dân đến đăng ký mua thẻ BHYT tự nguyện theo hộ gia đình - cũng rơi vào tình trạng rối bời. Nhân viên phụ trách tư vấn đăng ký thẻ BHYT tự nguyện còn lúng túng hoặc chưa nắm rõ quy định mới của BHYT chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.

Cụ thể, sáng 12/1, khi anh N.T.Đ. tới P.Thạnh Mỹ Lợi hỏi mua BHYT cho bốn người trong gia đình thì nhân viên ở đây đã hướng dẫn “sai” so với quy định mới. Trước đó, anh Đ. cho biết gia đình có một người là công nhân viên chức nên đã được cơ quan mua BHYT bắt buộc; một người đang chờ xin việc nên anh chỉ muốn mua cho hai người còn lại.

Trả lời về khúc mắc này, nhân viên tại UBND P.Thạnh Mỹ Lợi tư vấn: mua BHYT cho hai người vẫn được, không nhất thiết cho cả gia đình nhưng phải đóng 100% mức phí mua thẻ; chứ không được chiết khấu giảm giá như mua toàn hộ gia đình. Còn nếu mua cho cả ba người thì sẽ được giảm giá kể từ người thứ hai theo quy định. Trong khi đó, tại P.6, Q.Bình Thạnh; khi anh N.P.S. hỏi về việc gia đình anh có cho hai người ở trọ; gia đình anh muốn mua BHYT tự nguyện có phải bắt buộc hai người ở trọ này cũng phải tham gia BHYT tự nguyện hay không thì nhân viên ở đây cho biết, phải đợi đến sau ngày 15/1/2015 mới có văn bản hướng dẫn, nên việc đăng ký BHYT phải đợi sau thời điểm này.

Gửi đơn đến báo Phụ Nữ, vợ chồng ông P.V.H. (75 tuổi, ngụ P.Tân Thành, Q.Tân Phú) bức xúc: “Ngày 30/12/2014, thẻ BHYT tự nguyện của vợ chồng tôi hết hạn nên tôi đến phường để đổi thẻ mới. Đến nơi, tôi đọc thấy tấm bảng ghi việc đăng ký BHYT cả hộ gia đình sẽ được giảm còn 70% giá trị thẻ cho người thứ hai và 60% cho người thứ ba… còn theo quy định cũ, người thứ hai cũng giảm được 10% (tức đóng 90% giá trị thẻ so với người thứ nhất). Vậy mà tôi hỏi cô nhân viên, cô này nói hoàn toàn không được giảm và thu hai thẻ 1.242.000đ. Mỗi người đóng 621.000đ chứ không giảm được đồng nào. Đến ngày 26/1 này tôi mới nhận được thẻ, nếu phường thu sai nhưng đã in hóa đơn đỏ, vậy tôi có nhận lại được tiền dư đã đóng hay không?”.

Nên khuyến khích hơn ràng buộc

Trước thông tin thắc mắc của người dân và nhiều phường còn lúng túng trong việc quy định mới đăng ký thẻ BHYT tự nguyện theo diện hộ gia đình, BHXH TP.HCM cho biết ngày 15/1/2015 sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể đến từng phường.

Bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế khẳng định: kể từ ngày 1/1/2015, người muốn mua BHYT tự nguyện theo hộ gia đình sẽ phải đăng ký mua cho toàn bộ người có tên trong hộ khẩu và cả người có tên trong diện đã khai báo tạm trú, tạm vắng (trừ những đối tượng đã mua hoặc diện được cấp thẻ BHYT từ nguồn khác như: nhóm được cấp thẻ BHYT do Nhà nước cấp, hộ nghèo, cận nghèo, người ở vùng biên giới hải đảo, đối tượng diện BHXH, cán bộ, công chức...). BHYT sẽ không bán cho những trường hợp mua theo diện tự nguyện riêng lẻ kiểu trong gia đình có “người mua, người không”.

Tuy nhiên, ThS-BS Hoàng Đức Quyền, Phó giám đốc BV Q.Phú Nhuận băn khoăn: Quy định mới của BHYT nhằm mục đích khuyến khích tất cả người dân tham gia BHYT để cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm cho cá nhân và xã hội.

"Cá nhân tôi đồng tình việc người thứ hai trong hộ gia đình mua BHYT tự nguyện thì mức đóng chỉ bằng 70% người thứ nhất, còn người thứ ba, thứ tư lần lượt có mức đóng là 60% và 50% mức đóng của người thứ nhất. (Quy định cũ lần lượt từ người đóng thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm lần lượt là 90%, 80%, 70%, 60%). Tuy nhiên, việc ràng buộc tất cả thành viên trong gia đình đều mua thẻ BHYT tự nguyện chưa thỏa đáng mà cần có lộ trình, động viên người dân. Nếu không thì BHYT tự nguyện sẽ không còn tự nguyện" BS Quyền nói.

Theo số liệu của BV Q.Phú Nhuận, trong quý III/2014, BV này có 99.800 thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu thì có đến 20.152 thẻ đăng ký theo diện BHYT tự nguyện hộ gia đình. Điều này cho thấy, tỷ lệ người dân có nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện rất cao; do đó nếu tất cả những trường hợp tham gia BHYT tự nguyện đều ràng buộc cứng nhắc thì sẽ khổ cho những người muốn mua thẻ BHYT thật sự.

Nên chăng cần sàng lọc những “khách hàng” chỉ có bệnh mới mua thẻ BHYT bằng nhiều phương thức khác như: quy định mức hưởng BHYT dành cho những bệnh nặng bằng thời gian mua thẻ BHYT, không nên ràng buộc người lớn tuổi chưa được xã hội hỗ trợ…
***

Phân chia mức đóng bảo hiểm y tế

- Việc tham gia BHYT theo hộ gia đình là để khắc phục tình trạng nhiều gia đình chỉ chọn mua BHYT cho những người ốm, người bị bệnh mạn tính, chưa có ý thức mua cho toàn bộ thành viên trong gia đình để phòng khi ốm đau và chia sẻ rủi ro cho người khác. Điều này dẫn đến việc quỹ BHYT cho đối tượng tự nguyện luôn bội chi; mục đích chia sẻ rủi ro của bảo hiểm chưa đạt được.

Do đó, cần quy định phải tham gia đầy đủ cho toàn bộ thành viên trong hộ gia đình thì mới được hỗ trợ mức đóng. Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy, việc tham gia theo hộ gia đình là một cách tối ưu để thực hiện BHYT toàn dân. Hiện mức chi tiêu trực tiếp tiền túi của hộ gia đình ở mức khoảng 49% tổng chi y tế, trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chi phí này không nên vượt quá 30%. Vì thế, trong đề án BHYT toàn dân, khi thúc đẩy được toàn dân tham gia BHYT, mức chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình sẽ dần được giảm xuống.

Quy định mới bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình cũng nhằm mục đích “phủ sóng” số người còn thờ ơ với BHYT. Nhằm hỗ trợ đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, luật quy định cơ chế khuyến khích theo hướng giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi.

Ông Phạm Lương Sơn (Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

- Hiện nay đã không còn loại hình BHYT tự nguyện mà chỉ còn loại hình tham gia BHYT theo hộ gia đình theo mức đóng định kỳ ba tháng, sáu tháng hoặc 12 tháng.

Với trường hợp đã mua thẻ BHYT tự nguyện cho cả gia đình trước ngày 1/1/2015 sẽ được áp dụng như quy định cũ; tức là từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là 90%, 80%, 70% và từ người thứ năm trở đi đóng 60% mức đóng của người thứ nhất. Như vậy trường hợp như gia đình ông H. ở Q.Tân Phú thì người thứ hai chỉ còn đóng 90% mức phí của người thứ nhất.

Với những trường hợp gia đình có cho người thuê trọ đăng ký tạm trú vào chung sổ hộ khẩu của gia đình đó thì những người trong gia đình đó và những người thuê nhà trọ (đã đăng ký tạm trú trên 12 tháng) sẽ được tính chung một hộ gia đình và phải mua BHYT theo hộ gia đình.

Còn với trường hợp một thành viên trong gia đình đó đã mua thẻ BHYT tư nhân, các thành viên khác mua BHYT nhà nước thì không được tính theo BHYT tự nguyện hộ gia đình vì đây là hai loại hình BHYT khác nhau.

Những người tham gia BHYT tự nguyện năm năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh chữa bệnh trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến) thì người dân mang các chứng từ liên quan đến cơ quan BHXH để được xác định và cấp giấy chứng nhận được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

Bác sĩ  Lưu Thị Thanh Huyền (Phó giám đốc BHXH TP.HCM)

VĂN THANH - BẢO THOA ghi

Hết thời Nhà nước như “bề trên” của doanh nghiệp

Hết thời Nhà nước như “bề trên” của doanh nghiệp


Tác giả: Lê Phương
.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trước đại diện hơn 100 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước tại hội thảo “Tọa đàm kinh tế Việt Nam 2015: Cơ hội và thách thức”, được tổ chức sáng 30.3 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh đối thoại trực tiếp với DN. Ảnh: KỲ ANH

Thay đổi không chỉ trên văn bản

.Ông Vinh dành tất cả thời gian phát biểu để nói về những tồn tại cần nhanh chóng tháo gỡ của môi trường đầu tư tại Việt Nam và sự cải thiện đáng kể về chính sách trong những năm gần đây để thu hút và tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư.
“Trước hàng trăm DN, tôi khẳng định sự thay đổi không chỉ trên văn bản luật, mà sẽ bằng hành động cụ thể và sẽ được DN, tổ chức kiểm định bằng thực tế. Nhất định không được để DN khó chịu, mất thời gian vì thủ tục rầy rà. DN nuôi Nhà nước để Nhà nước phục vụ lại DN, cớ sao lại “hành” họ vì những thủ tục hành chính? Phải xác định đã hết thời của kiểu làm việc Nhà nước như “bề trên” của DN”.

Cũng theo ông Vinh, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từng phản ánh trực tiếp với ông về cản trở lớn nhất khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam là nạn tham nhũng: Giao dịch mua hay bán đều phải gửi “hoa hồng”, đặc biệt trong DN nhà nước. Cũng vì thế, những thay đổi, cải cách của Việt Nam là để phấn đấu minh bạch chính điểm này.
“Chúng ta chưa có thành tựu gì rực rỡ, nếu cứ làm ăn kiểu không minh bạch, tham nhũng, chính sách không đi vào đời sống thì sẽ mãi mãi tụt hậu và không bao giờ phát triển được. Quá trình thay đổi rất khó khăn, gian khổ, vì không gì khó bằng đổi mới chính mình, nhưng vẫn phải làm, làm quyết liệt” – ông Vinh cho hay.

Cái gì không cấm sẽ được phép làm

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, trong quý I/2015, kinh tế vĩ mô ổn định và vững chắc hơn, lạm phát luôn dưới 3%, GDP đạt 6,03% và là mức tăng trưởng cao trong nhiều năm qua. Năm 2015, kế hoạch tăng trưởng GDP đặt ra là 6,2%, nếu duy trì được đà hiện tại và không có đột biến, con số này có thể đạt 6,5%.
Thuận lợi nữa là quá trình tái cấu trúc nền kinh tế được khởi xướng mạnh mẽ, hệ thống luật pháp đang dần đi vào đời sống, có hiệu lực chính là minh chứng cho nỗ lực làm thực sự của Chính phủ chứ không dừng ở nghị quyết, ở văn bản luật. “Chúng ta phải tư duy ai cung cấp dịch vụ rẻ nhất, chất lượng tốt nhất thì người đó sẽ thắng, tất cả thể chế kinh tế Việt Nam phải như thế, minh bạch, rõ ràng”.
Đối thoại trực tiếp của Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh với các doanh nghiệp ngày 30.3.   
Ông Trần Thành Trọng – TGĐ Cty CP Ánh Sáng Ban Mai (Bình Dương) – băn khoăn, DN này sản xuất thiết bị điện và cơ khí nhưng khi tham gia dự thầu, rất nhiều dự án hồ sơ mời thầu yêu cầu “sản phẩm nhập ngoại 100%” hoặc có yếu tố liên doanh, như vậy DN nội bị loại ngay từ vòng đầu. Trong một số trường hợp khác, những DN có chứng nhận “nhập ngoại 100%” sẽ được 10 điểm, còn DN nội chỉ được 3 điểm. “Chúng tôi phản ánh nhiều, nhưng nhà tư vấn đấu thầu giữ nguyên quan điểm” – ông Trọng bức xúc. Thừa nhận đây là một rào cản chính sách của Việt Nam, tuy nhiên theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Luật Đấu thầu sửa đổi năm 2013 có đưa vào nội dung ưu tiên cho các nhà sản xuất trong nước. Ngoài ra, luật cũng yêu cầu chọn đối tác sao cho đạt hiệu quả cao nhất, nên DN trong nước sẽ có cơ hội.
Đại diện Tập đoàn Kinder World bày tỏ “vấn nạn” tham nhũng ở Việt Nam chủ yếu do quá trình thực hiện thủ tục hành chính. DN hoan nghênh nỗ lực rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư từ 45 xuống 15 ngày, nhưng trên thực tế, chính Kinder World từng mất 3 – 4 năm để hoàn thiện một thủ tục đầu tư. Bộ trưởng Vinh chia sẻ với DN và lý giải sự chậm trễ của các dự án sử dụng quỹ đất lớn còn liên quan đến thủ tục cấp đất, địa điểm bố trí dự án… Ngoài ra, lĩnh vực đặc thù lại liên quan đến yêu cầu khắt khe của bộ chủ quản… nên nhà đầu tư rất mệt mỏi. Từ ngày 1.7.2015, Luật Đầu tư sửa đổi đi vào đời sống kèm chế tài đủ mạnh để triển khai nghiêm túc. “Luật cũ chưa minh bạch, mỗi nơi hiểu một cách; cán bộ “hành” DN, nhiều thủ tục, đi lại nhiều lần,… nên khi triển khai Luật Đầu tư mới, chúng tôi quyết tâm làm rõ cái gì không cho phép làm ghi rõ vào luật, còn lại tất cả đều được phép” – ông Vinh cho hay.
Trao đổi với PV Báo Lao Động bên lề hội nghị, bà Thái Hương – TGĐ Ngân hàng Bắc Á – chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi, vì Nhà nước ghi nhận vai trò của đội ngũ DN, doanh nhân trong thời bình. Cuộc cách mạng nào cũng cần sự tham gia của một chủ thể vô cùng quan trọng là chính sách, phải bằng chính sách để lôi cuốn DN, doanh nhân chứ không đơn thuần là khích lệ. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là môi trường kinh doanh minh bạch, cơ chế rõ ràng”.
———-

Mar 26, 2015

Green Walk - Diễn hành vì môi trường

THÔNG BÁO DIỄU HÀNH VÌ MÔI TRƯỜNG NGÀY CHỦ NHẬT 29.3.2015

Green Walk - Diễu hành vì môi trường

THỜI GIAN: 9h30p, chủ nhật ngày 29 tháng 3
ĐỊA ĐIỂM: Đài phun nước Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội

 

Như chúng ta đã biết, dự án "thay thế 6700 cây xanh" Hà Nội không được công khai cho nhân dân, rất thiếu sự minh bạch rõ ràng, rất thiếu thiếu cơ sở khoa học dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Thời gian vừa qua, tuy chính quyền Hà Nội đã có những động thái cố gắng thể hiện sự thay đổi tích cực, nhưng vẫn không thuyết phục lòng dân và thậm chí làm gây xôn xao trong dư luận. Rất nhiều cơ quan báo chí, đài truyền hình, phóng viên báo chí đã vào cuộc cùng với nhân dân thủ đô để nhằm mục đích làm rõ dự án "thay thế cây xanh 6700" của chính quyền Hà Nội!

Để thể hiện ý nguyện của nhân dân cả nước và nhân dân Hà Nội, thể hiện sự quan tâm của mình với những hàng cây trăm năm lịch sử, để đóng góp vào sự phát triển của thủ đô Hà Nội thân yêu, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc diễu hành hòa bình vì thiên nhiên, vì môi trường, bảo vệ cây xanh. Chúng ta mong rằng qua cuộc diễu hành hòa bình vì môi trường và bảo vệ cây xanh này, chính quyền Hà Nội sẽ quyết định dừng hẳn, dừng triệt để dự án "thay thế 6700 cây xanh", đồng thời giải đáp cụ thể, trung thực và minh bạch những thắc mắc sau của nhân dân cả nước và nhân dân Hà Nội:

- 21 câu hỏi mà báo chí đặt ra trong cuộc họp báo ngày 24/3 đã không được chính quyền Hà Nội trả lời cụ thể, trung thực và có trách nhiệm với dân?

- Người dân hoàn toàn không được tham khảo ý kiến và thông báo rộng rãi?

- Tại sao rất nhiều người vẫn thấy cây được thay thế lúc nửa đêm?

- Dù thay cây vàng tâm hay cây mỡ cũng không phù hợp, rất nhiều nhà khoa học và báo chí đã lên tiếng, phân tích và chỉ ra các cơ sở khoa học vững chắc cho lập luận này!

- Tại sao báo chí lại phanh phui ra các điểm tập kết gỗ không rõ ràng như vậy?

- Có những phân tích của các nhà khoa học chuyên môn cho thấy có những cơ sở chỉ ra dự án đường sắt trên cao không cần thiết phải chặt cây?

- Không có sự vào cuộc ngay từ đầu của các nhà khoa học có chuyên môn và uy tín?

- Khi đã có kết luận chính thức cần phải xử lý nghiêm minh đúng người đúng tội

-..Và nhiều lý do khác nữa mà người dân cả nước nói chung và người dân thủ đô nói riêng cần được giải đáp một cách minh bạch, trung thực và thẳng thắn!

Đây là sự tự nguyện tham gia của mọi người để cùng chung tay góp sức bảo vệ cây xanh của thủ đô Hà Nội, bảo vệ thiên nhiên, môi trường xanh tươi cho chúng ta và cho chính thế hệ con cháu sau này. Đây cũng chính là một cách hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp xây dựng thủ đô Hà Nội, thành phố vì hòa bình, ngày càng phát triển hơn nữa.

Chúng ta sẽ thống nhất đi diễu hành theo tinh thần hòa bình, văn minh, lịch sự, có tổ chức và kỷ luật như hôm Tree Hugs nha!



Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là cuộc diễu hành này hoàn toàn dựa trên tinh thần THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT, hoạt đông trên nguyên tắc HÒA BÌNH, KỶ LUẬT, VĂN MINH và AN TOÀN. Chúng tôi và các bạn tham gia sự kiện này sẽ không chịu trách nhiệm trước mọi hành vi cá nhân mang tính bạo lực, không phù hợp với luật pháp và mục đích của cuộc diễu hành hòa bình vì môi trường, bảo vệ cây xanh này.

Do vậy mong mọi người khi tham gia chấp hành, giữ gìn kỷ luật, trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Tôn trọng chính mình, tôn trọng các thành viên khác cũng như tôn trọng mọi người khác nữa nhé. Cùng chấp hành các quy định chung, góp sức và cộng tác tốt với chúng tôi để cuộc tuần hành diễn ra thành công tốt đẹp

Nguồn: https://www.facebook.com/events/915437341855581/

Thư của sông Đồng Nai gửi người ven sông

Thư của sông Đồng Nai gửi người ven sông


SÔNG ĐỒNG NAI
 Kính thưa bà con cô bác xứ Biên Hòa, Đồng Nai và bà con cô bác tứ xứ!

Tôi tên là Giang Đồng Nai, tên cũ là Giang Phước Long, tên thân mật là Sông Đồng Nai. Thưa bà con cô bác mấy tháng này tôi đau đớn quá, vì hàng vạn tấn đất đá đã trút lên thân thể của tôi - phần thân thể cong mềm mại một cách tự nhiên dựa vào thành phố Biên Hòa. Còn nỗi khổ nào hơn khi phải gánh hàng chục thủy điện, hàng trăm ống xả thải, cả triệu lần hút cát, cung cấp nước sạch và tôm cá... từ trước tới giờ để phục vụ con người mà giờ đây người ta lại nỡ nhẫn tâm "xẻ thịt" tôi để xây chung cư, trung tâm thương mại phân lô bán nền.

Thưa bà con, khi thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thông báo dừng lại vì sự phản đối của rất nhiều người quan tâm đến môi trường, Sông Đồng Nai tôi vô cùng cảm kích. Không hiểu sao giờ lại có người nhân danh sự phát triển cơ sở hạ tầng "vì 1 triệu dân Biên Hòa" mà nỡ lòng nào "ăn thịt" tôi. Nghe đầu phần thân thể của tôi bị người ta "chế biến" sẽ thành chung cư, thành trung tâm thương mại. Không biết chung cư đó, trung tâm thương mại đó chứa đủ một triệu người dân Biên Hòa hay không vì đâu phải ai cũng đủ vài tỷ đồng để mua một nền nhà?

Không lẽ vì lòng tham mà người ta trở mặt nhanh đến vậy? Ngày xưa vì nhân dân mà chống thủy điện bảo vệ dòng sông, không biết bây giờ vì ai mà tàn phá thân tôi. Tôi không tin một triệu dân Biên Hòa ai ai cũng đồng tình phát triển thành phố mà quên đi chục triệu dân Sài Gòn. Cũng là đồng bào với nhau vậy, cũng máu đỏ da vàng với nhau vậy. 

Thưa bà con, cứ nghĩ thử xem khi bóp một ống nước thì có phải nước phun mạnh hơn hay không. Đến mùa mưa, nếu nước về nhiều hơn thì chuyện tôi chuyển dòng, nâng tốc độ dòng chảy của mình lên làm xói lở Cầu Ghềnh, Cù Lao Phố thì bà con cũng đừng trách tôi nghen. 

Không phải nói chơi chứ những người duyệt dự án "ăn thịt" dòng sông tôi đây chắc có lẽ không giỏi hơn người Nhật về xây dựng công trình. Cái đê ngăn sóng thần mà người Nhật xây ở Fukushima dù tính toán kỹ lưỡng vẫn không lường hết được sự nổi giận của Mẹ Thiên Nhiên. Lúc ấy giả sử có những tai họa ập xuống đối với người vô tội vì sự tham lam của ai đó thì xin bà con cũng đừng trách tôi không cảnh báo trước.

Sông Đồng Nai tôi xin cẩn báo!

Chuyện tình Cây xanh

Chuyện tình Cây xanh


Tác giả: Long Tran- Pham Thi Thuy (FB)
.
 Bất ngờ, mình nhận được email của một bạn trẻ có tên Lê Bảo, gửi cho đoạn đối đáp của hai bạn trẻ trên FB, dưới dạng “thơ”, về vụ chặt cây xanh của HaNoi vừa qua. Đủ biết vụ việc này đụng đến tâm hồn, tình yêu của tuổi trẻ như thế nào.
Xin đăng lên đây để bạn đọc chia sẻ, thư thái.
.
Cảm ơn cháu Lê Bảo
———–

ANH: Em hãy về với Hà Nội nghe em
Trong những ngày này, phố phường đang vui lắm
Bầu trời thật quang, nhòm cứ xanh thăm thẳm
Anh sẽ dắt em đi mà chẳng sợ chim ị vào đầu…!
Anh cho chặt hết rồi, ” chẳng phải hỏi dân đâu”
Sáu nghìn bảy trăm cây ,anh tặng em làm củi
Anh dọn dẹp phố phường mà chúng lại bảo anh bỏ túi
Mịa lũ dân nghèo, rồi anh sẽ cho chúng…” ngắm pháo hoa”!
Anh chào mùa hè bằng tiếng hát ca
Tiếng máy cưa sẽ nâng giọng hát anh lên một tầm cao mới
Phố cổ thênh thang, em thỏa sức ngắm trời cao vời vợi
Ra biển làm gì, Hà Nội giờ có thừa nắng cho em…!
Về Hà Nội đi em, anh biểu diễn cho em xem
“Cướp có văn hóa” trò này đang vui lắm
Anh sẽ chờ dẫu đường xa thăm thẳm …….
Anh bận mất rồi…lại đi chặt cây đây!



EM: Chặt hết rồi à sao anh chẳng hỏi em
Em ở xa chỉ biết thương một thời Hà Nội
Cây có linh hồn mà sao anh nỡ vội
“Một rừng cây một đời người” không thấy tội sao anh?
Anh làm gì mà xúc tiến quá nhanh
Chả đưa lên chả trưng cầu dân ý
Anh chỉ quan tâm nhận về tiền tỷ
Chẳng nghĩ rằng ngày mai không khí sẽ ra sao?
Sáng ngủ dậy như một giấc chiêm bao
Nắng vàng không còn xuyên kẽ lá
Em bước đi trên con đường xa lạ
Không còn màu xanh
Nhớ ngày nao dưới bóng mát trong lành
Anh bảo rằng anh thương em lắm đấy
Tình chúng ta keo sơn là vậy
Thế đếck nào giờ em lại muốn vả miệng anh!!!

ANH: Em nhất định không về nữa phải không???
Thôi đành vậy, mình chia tay em nhé
Uổng công anh sáu ngàn cây có lẻ
Tâm huyết một đời định dâng củi cho em…!
Hãy mềm lòng thử nghĩ lại mà xem
Chỉ tại dân đen giờ nó thông minh quá
Anh tính kỹ ghê, mà bây giờ lộ cả
Có lẽ ông trời cũng chẳng chịu thương anh…!
Anh đổi VÀNG TÂM thành GỖ MỠ ngon lành
Định kiếm triệu đô mua căn nhà bên Mỹ
Để chúng mình có thiên đường hú hí
Vậy mà giờ …tan tác giấc mơ hoa…!
Em bỏ anh , bỏ Hà Nội, đi xa…
Để đêm dài anh sống trong ác mộng
Những vong oan không còn nơi núp bóng
Cả những hồn cây cứ đòi mạng quanh mình…! ….. Ôi….
Nhớ em vô cùng…nhớ lắm nét môi xinh
Nhớ nụ hôn say làm hồn anh nghiêng ngả
Em bỏ anh, bỏ Hà Nội mà đi xa quá
Đã thế, đếch cần, anh đi kiếm…chức cao hơn!

EM: Anh cứ đi mà tìm chức cao hơn
Cứ đạp lên linh hồn cây mà sống
Em không biết nhìn xa trông rộng
Nên thôi đành đứt đoạn từ đây
Em xót xa nhìn những hàng cây
Giờ chỉ còn là gốc già trơ trọi
Cuộc đời anh cuối cùng không tránh khỏi
Bị cuốn vào cuộc sống xa hoa
Tin ngừng chặt anh mới tung ra
Có phải chỉ để xoa dịu lòng dư luận
Chứ lòng anh không hề hối hận
Những tiếng cưa vẫn văng vẳng đều đều
Thôi rồi còn đâu nữa… thương yêu…
Nghe hết rồi em chả muốn về đâu
Vì mình đi trên hai con đường khác nhau anh ạ
Em không muốn dạy con bài học về tình yêu cỏ cây hoa lá
Từ những đống gỗ bị chặt ngổn ngang
Ừ thì giờ anh đã giàu sang
Anh ở đó hít các-bon (CO2) mà sống
Trái tim em chẳng thể còn rung động
Khi nghĩ về anh
Xấu và tốt ranh giới rất mong manh
Em cũng không cho rằng mình có gì tốt đẹp
Nhưng đầu anh to, trái tim thì quá hẹp
Yêu thương chỉ được thế mà thôi
***********
Long Tran (https://www.facebook.com/profile.php?id=100005634431420)
Pham Thi Thuy (https://www.facebook.com/phamthithuy.vcb?fref=ufi)

Củ sâm Việt Nam 800 tuổi không thể định giá

Ly kỳ củ sâm Việt Nam 800 tuổi không thể định giá


Tác giả: Theo VTC News
.Các nhà khoa học đã giật mình khi được tận mắt củ sâm 800 tuổi, được tìm thấy trong rừng Hoàng Liên Sơn.
————
Ông Trần Ngọc Lâm vốn bị bệnh ung thư phổi, bị Bệnh viện 103 trả về chờ chết từ 15 năm trước. Vì không muốn vợ con phải đau lòng khi chứng kiến cảnh ông chết dần, chết mòn, nên ông đã lần vào rừng để chết một cách lặng lẽ.
Vào rừng Hoàng Liên Sơn, trèo lên tận đỉnh Fansipan, ông Lâm đã phát hiện ra nơi đây có rất nhiều cây thuốc trị bệnh ung thư. Những cây thuốc này ông học được từ các thiền sư Tây Tạng, hồi ông lái xe siêu trường siêu trọng từ Lào Cai qua Tây Tạng, sang tận Nga.
Cứ vặt lá, nhổ củ nhai sống, thế mà ông sống khỏe đến ngày nay. Không những thế, ông còn cung cấp bài thuốc cứu sống hoặc kéo dài tuổi thọ cho khá nhiều người mắc bệnh ung thư.
Để có thuốc trị bệnh cho mình và cho người, ông đã dựng lều dựng lán trong rừng, thậm chí ở cả trong hang, rồi hết ngày này qua ngày khác, lang thang khắp các cánh rừng để tìm thuốc quý.
Bẻ củ sâm 800 tuổi như bẻ củ khoai
Mới đây, xuất phát từ cửa hang trên độ cao 2.900m, ông Lâm bám theo những vách đá để chinh phục những ngọn núi khổng lồ, trồi lên khỏi đại ngàn hoang thẳm, đi về phía Lai Châu để tìm thuốc.
Nơi đây, những cánh rừng hoang vu chưa hề có dấu chân người. Đàn khỉ vẫn nhảy rào rào trên ngọn cây và nhìn ông Lâm như một giống lạ.
Sau 3 ngày 3 đêm lầm lũi đi trong rừng, ông đặt chân lên một ngọn núi cao gần 2.900m thuộc đất Lai Châu.
Ở độ cao này, chỉ có loài trúc sống được. Giống trúc ở đây thân bé như que tăm, cao đến đầu gối, sống bám vào vách đá. Trong lúc tìm thuốc, ông Lâm gặp một giống cây lạ, thân trông như củ, củ giống như thân. Tuy nhiên, ông thấy rất quen.
Ngẫm ngợi một lúc, ông mới nhớ rằng, đây là giống sâm mọc ở vùng núi Tây Tạng, trên độ cao 4.000-5.000m, mà vị thiền sư chữa bệnh đã một lần chỉ cho ông. Người Tây Tạng gọi đó là sâm Hymalaya.
nhân-sâm, Lào-Cai, Hoàng-Liên-Sơn, ung-thư, Nguyễn-Hữu-Trọng, Trần-Ngọc-Lâm, sâm-quý, núi
Ông Trần Ngọc Lâm bên bình rượu ngâm một phần củ sâm 800 tuổi
Loài sâm này mỗi năm một lần rụng lá và mọc thêm một đốt, dài bằng đốt ngón tay. Mỗi năm nó chỉ ra 3-4 lá và mỗi lá có 7 thùy. Củ sâm mọc ngẩng lên trời, nhưng được vài năm, thân nặng quá, lại gục xuống, rồi bị mùn lá phủ lên che kín, thành thử phần thân nó chìm trong đất đá từ nhiều trăm năm trước.
Ông Lâm cẩn thận đào củ sâm. Sau một giờ đồng hồ miệt mài đào bới, ông Lâm đã nhấc được củ sâm lên khỏi mặt đất. Phần thân củ sâm nằm dưới lòng đất có màu vàng nhạt, chia thành từng đốt, xù xì.
Phần thân củ sâm dài quá sải tay, to bằng cổ tay, mỗi đốt dài 1-2 cm. Ông Lâm tỉ mẩn ngồi đếm được tới 800 đốt. Như vậy, tuổi đời củ sâm này đã vắt qua 8 thế kỷ. Ước chừng, củ sâm này nặng tới 10kg.
Chỉ có chiếc ba lô để đựng quần áo, túi ngủ, thức ăn, không có cách nào nhét nổi củ sâm dài thòng lõng đó, nên ông Lâm đành bẻ củ sâm thành từng khúc nhỏ, nhét hết vào các ngóc ngách của ba lô
Ngâm rượu uống chơi
Ông Lâm đem từng khúc khớp lại thành củ sâm nguyên vẹn cho mọi người xem, khiến ai cũng xuýt xoa tiếc nuối. Mấy bác nông dân, mấy cụ lão thành đến xem, người thì bảo củ sâm này chắc phải trị giá vài triệu, người thì bảo có khi đến cả chục triệu đồng.
Ông Lâm cũng không biết nó giá trị thế nào, nhưng ông không phải người ham tiền, nên cũng chả để ý. Ông phân phát cho làng xóm, bạn bè mỗi người vài khúc đem về ngâm rượu uống chơi để tăng cường sức khỏe. Con cái, dâu rể cũng mỗi người lấy vài chục khúc đi biếu lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè của mình.
Số còn lại, ông đem phơi khô rồi tống hết vào chiếc bình, đổ rượu mạnh vào ngâm. Bạn bè, làng xóm đến nhà, ông đều bê bình rượu đặc biệt này ra thết đãi.
nhân-sâm, Lào-Cai, Hoàng-Liên-Sơn, ung-thư, Nguyễn-Hữu-Trọng, Trần-Ngọc-Lâm, sâm-quý, núi
Khúc sâm quắt lại khi ngâm trong rượu
Sau này, ông Nguyễn Hữu Khai, vốn là lãnh đạo tập đoàn Đông Dược Bảo Long lên Sapa đã qua nhà ông Lâm để hỏi về những cây thuốc quý ở Hoàng Liên Sơn. Không có rượu Tây, rượu xịn để đãi khách, ông Lâm đành bê bình nhân sâm 800 tuổi ra mời khách.
Nhặt củ sâm lên ngắm nghía, ông Khai… choáng váng. Sau chầu nhậu với rượu nhân sâm, ông Khai đề nghị được mua mấy khúc nhân sâm (dù đã ngâm rượu mấy tháng) với bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Lâm chỉ cười, rồi tặng luôn mấy khúc.
Về nghiên cứu, chiết xuất mấy ngày, ông Khai điện cho ông Lâm bảo, đây đúng là nhân sâm, rất quý, rất tốt. Ông Khai cũng không thể định giá được củ sâm 800 tuổi đó, bởi nó quá quý hiếm với cả thế giới. Tuy nhiên, theo ông Khai, giá của nó phải tính bằng tiền tỷ.
Củ sâm Việt Nam giá trị nhiều tỷ đồng
Không hiểu thông tin từ đâu, GS Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược) đã bắt tàu lên tận nhà ông Lâm để tận mắt củ sâm. Nhìn củ sâm, GS Kỳ đã khẳng định ngay nó là tiết trúc sâm. Loài sâm này cùng họ với với sâm Ngọc Linh, mà sâm Ngọc Linh thì tốt không kém gì sâm Hàn Quốc, Triều Tiên.
Tuy nhiên, với 800 năm tuổi, “cụ sâm” này không thể định giá nổi, bởi vì không thể kiếm đâu ra củ sâm ở Hàn Quốc, Triều Tiên và Ngọc Linh có tuổi thọ như vậy nữa.
Biết tin củ sâm 800 tuổi, ông Nguyễn Hữu Trọng, TGĐ Cty Thực phẩm chức năng Thăng Long lập tức tìm lên Lào Cai. Nhìn một phần củ sâm quắt queo trong bình rượu, ông Trọng lắc đầu tiếc nuối.
nhân-sâm, Lào-Cai, Hoàng-Liên-Sơn, ung-thư, Nguyễn-Hữu-Trọng, Trần-Ngọc-Lâm, sâm-quý, núi
Bên trong bình rượu ngâm củ sâm 800 tuổi
Chỉ cần nhai một miếng nhỏ, ông Trọng, một chuyên gia về lĩnh vực thực phẩm chức năng, cũng biết rằng, nó là thứ quá quý hiếm trên đời. Ông bảo, sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ để mua nếu ông Lâm kiếm được củ sâm như thế.
Cũng theo ông Trọng, nếu củ sâm này được đưa lên các sàn đấu giá của thế giới, giá trị của nó có thể được thổi lên đến cả triệu đô, bởi khó có thể kiếm được củ sâm thứ 2 có tuổi đại thọ như củ sâm này.
Tiếc thay một vật báu
Sau khi các nhà khoa học thẩm định giá trị khủng khiếp của “cụ” tiết trúc sâm mọc trong rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm đã bỏ nhiều ngày để tiếp tục tìm kiếm. Tuy nhiên, suốt 10 năm qua, ông Lâm không tìm được bất cứ một củ sâm nào khác có tuổi trăm năm. Củ sâm ông tìm được, có lẽ là thứ… trên trời rơi xuống! Theo ông Lâm, người Trung Quốc đã thu mua hết giống “khoai lang núi” từ chục năm nay rồi.
Gặp gỡ những người Mông sống len lỏi ở những góc khuất trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên để hỏi về loại sâm này, ông Lâm mới biết, trước đây, loại sâm này có khá nhiều trên độ cao từ 2.700m trở lên. Tuy nhiên, người Mông không gọi nó là nhân sâm, hay tiết trúc nhân sâm như các nhà khoa học, mà chỉ gọi nó là củ tam thất rừng vì nó khá giống với củ tam thất rừng…
nhân-sâm, Lào-Cai, Hoàng-Liên-Sơn, ung-thư, Nguyễn-Hữu-Trọng, Trần-Ngọc-Lâm, sâm-quý, núi
Ông Trần Ngọc Lâm bên một cây thuộc họ sâm do ông gieo trồng ở Lào Cai
Cách đây hàng chục năm, người Trung Quốc biết tin trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên có tiết trúc nhân sâm, họ đã mang mẫu sang cho người Mông ở đây xem và nói rằng, nó có tên là… khoai núi. Họ đặt mua của người Mông với giá vài trăm ngàn/kg “khoai núi”.
Trước kia, đồng bào Mông thường đào những củ sâm này về luộc ăn như khoai lang, hoặc đào lên, rửa sạch và nhai sống luôn. Chỉ nhai vài miếng nhỏ, có thể leo núi, đi rừng săn thú cả ngày không mệt.
Với giá vài trăm ngàn/kg, người Mông nơi đây đã có thời gian bỏ nương rẫy đi đào sâm đem sang Trung Quốc bán. Và rồi, người Trung Quốc lại đem chính những củ sâm quý hiếm hàng trăm năm tuổi đó xuất khẩu sang nước ta với giá hàng trăm triệu đồng/kg.
Loại tiết trúc nhân sâm này chỉ mọc ở độ cao trên 2.000m, ở các khe núi đá, mà tại những cánh rừng này, những ngọn núi như thế đâu có nhiều. Người Mông như loài sơn dương, chỉ càn quét vài lần đã đào sạch sẽ. Cơn lốc đào sâm cách đây chục năm, đã làm giống sâm cực quý ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên bị tuyệt chủng.
Từ hơn 10 năm nay, ông Trần Ngọc Lâm chuyên tâm gieo trồng, nhân giống các loại thảo dược quý mà các thiền sư Tây Tạng truyền thụ cho. Khát vọng của ông Lâm là có đủ nguồn nguyên liệu để làm ra loại trà mà ông gọi là Trường Sinh Thang, tương tự loại trà mà các nhà sư Tây Tạng dùng thay nước hàng ngày để tiêu trừ nhiều loại bệnh tật.
Đây là loại trà đặc biệt mà các nhà sư Tây Tạng sử dụng từ hàng ngàn năm qua, gồm các loại thảo dược quý có tác dụng ngừa ung thư như: Tiết trúc sâm, ngũ trảo long, mộc hoàng cô, thúc cốt lam, địa tàng thiên, giảo cổ lam, ngũ da bì gai… Loại trà này có tác dụng mạnh với mỡ máu, huyết áp cao, mệt mỏi.