Nov 1, 2015

Không xử được thì thủ tiêu.

Không xử được thì thủ tiêu.

Cho đến nay thì nhà báo tự do Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thuý đã bị giam cầm tất cả là 17 tháng. Vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử này, hiện đang trong cái vòng luẩn quẩn của việc trả đi, trả lại hồ sơ giữa các cấp tham gia tố tụng.

17 tháng tạm giam cho một tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích cá nhân, tổ chức...là quá dài để điểu tra. Riêng yếu tố '' lợi dụng quyền tự do '' đã nói lên bản chất của hành vi các bị can này là công khai. Điều tra 17 tháng đối với một hành vi công khai,  vẫn không đủ chứng cứ, nhân chứng để đưa ra toà xét xử là điều khó hiểu.

 Mặc dù đã trả lại nhiều lần để điều tra bổ sung, nhưng những bản điều tra bổ sung đều không có tình tiết nào đáng gọi là mới. Các thân nhân của bị can cũng như dư luận đều phẫn nộ vì việc giam cầm lạm dụng pháp luật quá mức trong vụ án này.

 Ngày 29 tháng 10 năm 2015, luật sư bào chữa cho hai bị can này là ông Hà Huy Sơn đã gửi một văn bản  đến Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao ông Nguyễn Hoà Bình, yêu cầu ông Bình thả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thuý. Yêu cầu của ông Hà Huy Sơn chặt chẽ, dựa trên những điều quy định của pháp luật về thời hạn tạm giam, về nhân thân, cư trú và về khung hình phạt của tội danh.

 Trước đó vài ngày, bà Lê Thị Minh Hà có thông báo trên Facebook của mình tình trạng sức khoẻ của  ông Nguyễn Hữu Vinh đang bị giảm sút, có nhiều dấu hiệu của những căn bệnh lạ làm tình trạng sức khoẻ của ông Vinh tệ hại.

 Thời gian giam cầm quá hạn định và tình trạng sức khỏe của bị can Nguyễn Hữu Vinh, cùng với những tình tiết quá trình điều tra cơ quan an ninh không lấy được lời khai của ông Vinh. Những hồ sơ đòi bổ sung nhiều lần nhưng không có gì mới....tất cả những yếu tố đó khiến cho dư luận phải giật mình , lo lắng đặt ra câu hỏi.

- Liệu người ta không điều tra được bằng chứng để kết tội hai bị cáo này, họ có dùng đến biện pháp thủ tiêu hay không.?

Nghi vấn đó cho đến lúc này không phải là không có cơ sở.  Trong những vụ án chính trị, tôn giáo mà chế độ cộng sản thù nghịch muốn xoá bỏ,  nhưng không dám công khai làm ầm ĩ. Chế độ cộng sản đã dùng nhà tù để thủ tiêu những tù nhân bằng cách giam giữ ở điều kiện mất vệ sinh, thiếu ánh sáng, không khí..dẫn đến sinh bênh. Bệnh tật nhờ môi trường đó lại càng phát huy, khiến cho bệnh nhân trở thành biến chứng, mãn tính và đi đến cái chết.

 Theo lời kể của ông Kiều Duy Vĩnh thì tốp bạn tù của ông có 72 người. Sau một thời gian giam giữ,  tất cả đều nhiễm bệnh và 70 người đã chết vị những căn bệnh trong tù. Chỉ còn hai người còn sống là ông Kiều Duy Vĩnh và ông Nguyễn Hữu Đang.  Việc thủ tiêu bằng cách tạo ra môi trường khiến bệnh lý phát triển,  là một cách thủ tiêu hữu hiệu và không để lại điều tiếng mà nhà cầm quyền cộng sản đã làm từ hơn nửa thế kỷ qua.

 Buồng giam mà Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thuý đang bị giam giữ hiện nay tại B14 có thiết kế y hệt những buồng giam tử tù ở K1 trại giam Hà Nội. Nhưng về độ tăm tối thiếu dưỡng khí thì xà lim B14 còn khủng khiếp hơn cả khu K1 của tử tù.

Ở khu tử tù K1 của trại giam Hà Nội, mỗi phòng có một cửa sắt kín dày , trên cửa sắt có một lỗ nhỏ bằng hai bàn tay. Qua cửa sắt dày kín đó chừng hơn mét là một cổng sắt nữa nhưng là cổng làm bằng song sắt.  Bên ngoài cổng song sắt đó là bầu trời.  Ánh sáng và không khí trong lành bên ngoài vẫn có thể lọt qua song sắt đến cái lỗ nhỏ trên cái cửa sắt dày kín.

 Nhưng ở trại giam B14, nơi giam giữ những tù nhân chính trị thì không có được như thế. Qua cái cổng song sắt  là một hành lang. Trên bức tường hành lang này người ta có những chỗ làm như dạng cửa sổ chớp. Loại cửa sổ để không khí có thể vào nhưng áng sáng thì bị ngăn lại. Bởi thế trong xà lim B14 giam giữ tù chính trị luôn có một ngọn đèn đỏ ánh sáng lờ mờ thắp suốt cả ngày lẫn đêm.

 Chỉ cần để nguồn nước nhiễm chút vi khuẩn tự nhiên, trong môi trường tăm tối như vậy, thời gian kéo dài sẽ tạo điều kiện cho mầm mống bệnh tật xuất hiện. Với sự chăm sóc y tế hời hợt và những loại thuốc rẻ mạt chỉ khiến căn bênhh phát triển thêm, dẫn đến biến chứng sang bệnh khác nan y khiến phạm nhân tử vong. Mọi khám nghiệm đều đưa đến cái chết do bệnh lý tự nhiên.

 Một người khoẻ mạnh cũng khó mà chống lại trong tình trạng như vậy, huống chi ông Nguyễn Hữu Vinh với thể tạng yếu ớt và tuổi tác cao. Nếu để thủ tiêu bằng biện pháp này thì ông Nguyễn Hữu Vinh là đối tượng thích hợp.

Vụ án của ông Vinh đã khiến cho ngành tư pháp chế độ cộng sản Việt Nam lâm vào bế tắc, điều 258 là điều luật mà quốc tế đang lên án gay gắt vì nội dung của nó mơ hồ, có thể áp dụng để kết tội bừa bãi để đàn áp tự do, ngôn luận. Ông Nguyễn Hữu Vinh là con của vị lãnh đạo cộng sản VN cao cấp, bản thân ông Vinh cũng từng là cán bộ an ninh, ông Vinh cùng lứa với những lãnh đạo công an  bây giờ như ông Tô Lâm, thứ trưởng bộ công an, phụ trách an ninh.

 Việc ông Vinh không nhận bất cứ điều gì trong quá trình điều tra, dẫn đến việc đưa ông ra toà xét xử không đủ bằng chứng. Thậm chí ông Vinh còn vạch rõ những sai phạm trong việc tiến hành bắt giữ bản thân minh vì ông từng là cựu sĩ quan an ninh. Chưa kể viêc đưa ông Vinh ra toà vừa phải đối mặt với quốc tế vì dùng điều 258 đàn áp tự do ngôn luận đã đành, chế độ CSVN lại phải chuốc vết nhơ về tai tiếng khi mà một cựu đảng viên, si quan an ninh, con cháu của của cựu lãnh đạo là người  bất đồng chính kiến với đường lối lãnh đạọ đất nước hiện nay của giới cộng sản cầm quyền.

 Có lẽ vì những khó khăn không thể giải quyết trên, đảng CSVN đã chọn cách thủ tiêu mà họ vẫn làm, đó là tạo ra bệnh lý tự nhiên để ông Nguyễn Hữu Vinh chết trong khi tạm giam.

 Bản thân ông Vinh và gia đình ông đều có người làm trong ngành an ninh,  nếu ông có chết vì thủ đoạn thâm độc này của chế độ. Chắc chắn những cái tên của những kẻ thực hiện âm mưu này sẽ được công bố rõ ràng, không có chuyện mơ hồ chung chung đổ tội cho cơ chế như các vụ án khác.

 Cùng giam cầm với ông Nguyễn Hữu Vinh là chị Nguyễn Thị Minh Thuý, người phụ nữ này bị bắt trong hoàn cảnh đơn thân nuôi hai đứa con nhỏ. Theo kết luận điều tra thì tội danh của Thuý là tòng phạm, kết luận cơ quan an ninh dựa trên những chứng cứ sơ sài, mơ hồ. Việc giam cầm một phụ nữ theo cách như vậy, với thời gian như vậy là một hành vi khủng bố tinh thần bị can cũng như thân nhân của họ. Áp dụng thủ đoạn giam cho đến khi nào nhận tội mới thôi là một thủ đoạn tàn ác, nhất là với phụ nữ, một người mẹ đơn thân đang nuôi con.

 Một hệ thống pháp luật không dùng luật, chỉ chú trọng tới dùng thủ đoạn để thủ tiêu thể xác và khủng bố tinh thần  những người bất đồng chính kiến là một hệ thống pháp luật bất nhân, tàn bạo.  Nó có thể hữu hiệu ở vài chục năm trước khi mà thông tin bị bưng bít, nhưng ở thời đại thông tin như ngày nay, những thủ đoạn như vậy sẽ bị phơi bày trước ánh sáng với những tên tuổi rõ ràng những kẻ thực hiện thủ đoạn đê hèn này.

Hãy chấm dứt ngay những âm mưu thủ tiêu thể xác và khủng bố tinh thần nham hiểm như vậy ngay từ lúc này, khi mà âm mưu bị phát hiện và hậu quả còn khắc phục được.

Bùi Minh Hiếu.

Hạnh phúc, chuyện của muôn đời.

Hạnh phúc



Nguyễn Thông

 - Có hạnh phúc đơn sơ nho nhỏ, có thứ lớn lao, đều cần tôn trọng như nhau, nhưng cũng cần xác định, phân biệt rạch ròi.

Hạnh phúc, đó là chuyện của muôn đời. Vừa rồi, dư luận xã hội lúc nhỏ lúc to, khi sôi nổi khi điềm tĩnh bàn về hai chữ “hạnh phúc” nhân phát biểu từ một nữ quan chức. Lại sực nhớ câu thơ gan ruột của một nhà thơ viết hồi chiến tranh: Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng. Kể ra cũng không dễ trả lời.

Hạnh phúc cũng như nhiều vấn đề khác có nội hàm phong phú. Có hạnh phúc riêng và hạnh phúc chung. Hạnh phúc cá nhân, thậm chí gia đình, là hạnh phúc riêng. Hạnh phúc chung thường của cả cộng đồng, mở rộng ra thì cả đất nước, dân tộc. Có hạnh phúc đơn sơ nho nhỏ, có thứ lớn lao, đều cần tôn trọng như nhau, nhưng cũng cần xác định, phân biệt rạch ròi.

Lại quay trở về ý kiến của vị lãnh đạo nọ. Bà bảo rằng “nếu con của lãnh đạo mà lại làm lãnh đạo thì đó là hạnh phúc cho dân tộc, có gì mà nghi ngại”. Tất nhiên, nếu họ rèn luyện xứng đáng. Hình như niềm vui, sự phấn khởi khi thấy gần đây lớp trẻ được trọng dụng, được bổ nhiệm vào những vị trí then chốt trong bộ máy công quyền ngày càng nhiều đã khiến người phát ngôn có chút quá đà.

Trước hết, phải nói cho công bằng, khá nhiều con cái quan chức lãnh đạo cả ở trung ương và địa phương là những người giỏi, được đào tạo bài bản, có trình độ cao, được rèn luyện kinh qua nhiều công tác, lại có truyền thống gia đình làm điểm tựa, nên việc họ được giao gánh vác trọng trách cũng không có gì lạ. Đó là niềm tự hào, và cũng là hạnh phúc của bản thân họ và gia đình.

Ngày xưa, vùng nào đó có người đậu đạt cao, làm quan, đó không chỉ là vinh dự của gia đình họ tộc mà cả vùng. Nhưng người xưa cũng rất công tâm, không phân biệt người thành đạt con cái nhà ai, xuất thân từ đâu, bất kể sang hèn. Niềm tự hào chung được xác lập trên cơ sở hạnh phúc của dòng họ, gia tộc.

Những cán bộ trẻ con cái lãnh đạo được tín nhiệm, cất nhắc, đó là hạnh phúc của gia đình. Và bất kỳ người trẻ nào không phân biệt xuất thân được tin cậy giao cho chức vụ lãnh đạo hoặc quản lý trong bộ máy công quyền đều đem lại hạnh phúc cho gia đình, người thân của họ.

Dân tộc chỉ thực sự hạnh phúc khi có đội ngũ công bộc, dù là con cái nhà ai, biết đặt quyền lợi chung lên trên hết, luôn tâm niệm vì nước vì dân, phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Con của lãnh đạo hay con của dân thường không còn quan trọng nữa, mà điều quan trọng ở chỗ phẩm chất đạo đức, năng lực, mục đích “làm quan” của họ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở cán bộ, nhân dân câu nói của người xưa để mỗi người lấy đó làm phương châm rèn luyện mình: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của mọi người, vui sau cái vui của mọi người). Chính vì thế chúng ta từng có những lớp cán bộ vừa hồng vừa chuyên, trở thành niềm hạnh phúc, hãnh diện của dân tộc, đất nước, chế độ.

Chỉ những người biết đem hạnh phúc đến cho dân tộc thì mới có thể góp phần làm nên một dân tộc hạnh phúc. Lúc ấy, họ là người hạnh phúc nhất.

Tâm kinh và Thư pháp

Viết Tâm Kinh trên cơ thể phụ nữ đẹp khỏa thân

Tâm kinh và Thư pháp 

Thư pháp Á Đông (chữ Hán: 書法亞東) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. 

Nhân thể dữ tâm kinh (人体与心泾)

Thư pháp Á Đông (chữ Hán: 書法亞東) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.



Chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về thư pháp chữ Hán và thư pháp Á Đông nói chung, trước khi tìm hiểu về nghệ thuật Thư pháp “Nhân thể dữ tâm kinh”, là thư pháp được viết trên những vùng nhạy cảm của phụ nữ, có lẽ khởi nguồn từ Trung Hoa.

Thư pháp Á Đông (chữ Hán: 書法亞東) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.

Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia nổi tiếng, như Vương Hy Chi đời Đông Tấn hay Tề Bạch Thạch đời nhà Thanh.

Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch là đường nét, kết thể là bố cục, thần vận là cái hồn của tác phẩm... Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Có lẽ cao siêu hơn mấy bậc lại là Tâm kinh và Thư pháp trên cơ thể mà là phụ nữ đẹp lõa thể.

Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh là một trong những bộ kinh căn bản và phổ thông nhất của Phật giáo Đại thừa. Hầu như bất kỳ một buổi tụng kinh nào cũng được kết thúc bởi bài kinh này. Nó phổ biến đến nỗi hầu như ai đã từng đi chùa tụng kinh thì đều biết và thuộc, ít nhất là một đoạn.

Bài kinh này là một trong các bài kinh của bộ Bát nhã kết tập tại Ấn Độ từ năm 100 TCN. Ban đầu, bài kinh được ghi bằng tiếng Phạn, khi truyền qua Trung Quốc thì được dịch sang tiếng Hán. Bài thơ – hay đúng hơn là bài kinh – được viết trên cơ thể của cô gái chính là bài Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh được viết bằng Hán tự, theo bản dịch của ngài Huyền Trang.

Bài kinh chi vỏn vẹn có 260 chữ nhưng được xem là 1 trong những pháp môn tu quán chiếu để đi đến giác ngộ của những người tu học Phật.

Do đó, sự ảo diệu bên trong bài kinh thì không có gì để nghi ngờ. Tuy nhiên, sự ảo diệu ấy không phải ai cũng biết. Biết và hiểu thì lại càng ít. Hiểu rồi làm được lại càng ít hơn.

Trong tiểu thuyết Thiên long Bát bộ của Kim Dung, chàng Hư Trúc khi ở trong hầm băng cùng Thiên Sơn Đồng lão, bị bà ép ăn thịt, uống rượu rồi ngủ cùng ‘Mộng cô’, câu niệm cửa miệng của nhà sư trẻ này là câu “sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc ; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị” (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành thức cũng là như vậy).

Hư Trúc đã đọc câu kinh được xem là thâm ảo nhất trong bài kinh Bát nhã này.

Theo quan niệm Phật giáo, sắc, thọ, tưởng, hành, thức được gọi là năm uẩn (ngũ uẩn). Năm uẩn tập họp lại mà thành thì gọi là chúng sanh, hay con người.

Nói dễ hiểu, theo ngôn ngữ hiện đại, sắc là cơ thể, thọ là cảm nhận, tưởng là mong muốn, hành là làm, thức là biết. Trong năm uẩn này, sắc thuộc về thực thể, là thân, là xác. Bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, là ý, là ham muốn. Vì vậy khi nằm kề ‘Mộng cô’, để tránh cám dỗ của thân xác phụ nữ, chàng Hư Trúc luôn tự nhủ rằng : sắc uẩn, hay thân xác cô nương kề bên, vốn là không thực, rồi sẽ khô cằn, già héo, tan biến theo quy luật thời gian. Biết là vậy, nhưng cảm nhận xác thịt thì lại khác, nó xui khiến chàng trai trẻ chưa biết gì có những hành động theo bản năng. Và sau đó …..

Nói dông dài chẳng qua chỉ muốn khẳng định : nói ‘sắc tức thị không’ thì dễ, nhưng gặp cảnh mà coi sắc cũng là không e rằng thì khó lắm.


Trở lại với người viết thư pháp trên cơ thể. Tôi phải công nhận là ý chí, tinh thần ông rất tuyệt vời. Đối với một người viết thư pháp, việc giữ cho tinh thần không xao động, không phân tán bởi các yếu tố bên ngoài là rất quan trọng. Có tịnh thì tâm mới an, nét chữ mới có thần, bố cục mới hài hòa hợp lý. Một khi bút đã chấm mực, tay đã ‘đề’ ‘án’ thì không thể dừng nữa chừng, vì dừng thì bút khí ngưng trệ, tác phẩm coi như bỏ đi. Đó là yêu cầu cơ bản khi chấp bút viết chữ trên giấy, trên vải, trên đá gỗ. Đây ông lại viết trên một thực thể sống, đầy sinh lực. Mỗi nét bút ông kéo lên hay đi xuống là đi cùng nhịp thở, cùng cảm xúc của cô gái. Quả là tâm không động. Người để cho viết tài, người viết lại càng tài. Có lẽ cả hai đều vượt qua cái giới hạn của hình sắc để đạt đến cái độ ‘sắc tức là không’ “vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời mọi cuồng xi mộng tưởng”.

Bộ ảnh ghi lại việc người nghệ sỹ - thư pháp gia viết toàn bộ tác phẩm Tâm kinh trên cơ thể một phụ nữ đầy sức sống:


Có thể tất cả các định nghĩa đều thiếu dấu: sắc
Có thể kho lí luận đương đại đều quên dấu : nặng
Không đủ thuyết phục
Để có thể chấm đôi nhũ hoa nào lên ngôi hoàng hậu và trao vương miện.
Tôi chọn em
say xưa...
Như nhát kiếm xé trời sáng loá
Như mầu mực pha không đủ độ  nồng
Như bút vẽ của kẻ phàm phu bất lực dựng đứng ...trời trồng!
Mĩ thuật nhân loại khánh kiệt trên bầu ngực mĩ nhân.




Cầm bút vẽ như cầm đao
Hội họa trên nguồn hội họa
Phật pháp cao siêu cũng lạ!!!
Rất ngoan trên ngực đàn bà
Trần truồng chỉ là cái cớ
Để đo tâm sáng, tâm tà
Mấy ai người trong thiên hạ
Lắng mình, trước Phật, trước hoa


Câu kinh “Quán tự tại bồ tát” mở đầu tác phẩm từ bên trái, gần tim (tâm kinh mà) xuống ngực rồi được viết dần sang bên phải, đến đùi phải rồi kết thúc bên đùi trái với câu chú “yết đế, yết đế …”

Và rồi cảm thấy như chưa đủ, ông lại khóa tất cả lại bằng một chữ “Phật” thật lớn ở sau lưng.

Toàn triện phía trên, danh ấn phía dưới ; đề từ, lạc khoản ; chữ đen, da trắng, triện son đỏ, nhìn thực mà không tục, trần trụi mà không dâm dục, đúng thư pháp, đúng nghệ thuật.

Trong chữ có pháp, trong hình có ý đọc ‘sắc’ ‘không’ trên thân trần sắc mới thấy cái ảo diệu của Tâm kinh và cái đẹp của thư pháp vậy.












Ngọc thể lưu Hán tự
Lõa thể dịch tâm kinh
Mặc nhiên nhi nữ tỉnh
Mỹ thuật kiến thất kinh

Thùy Trâm - Người Sưu Tầm


"Khủng bố ở Little Saigon": Coming soon: Terror in Little Saigon

Nóng! Nóng! "Khủng bố ở Little Saigon": Coming soon: Terror in Little Saigon (ProPublica 26-10-15) -- Ngày 3-11-15, đài TV PBS ở Mỹ (có thể xem online) sẽ chiếu một phóng sự về một nhóm cựu quân nhân VNCH ở Mỹ chuyên ám sát, đốt cửa hàng, và hăm dọa những người mà họ cho là không triệt đề chống cộng!
ProPublica and Frontline reopen the investigation into a death squad run by former South Vietnamese military men that killed journalists, torched businesses and intimidated those who challenged its dream of re-starting the Vietnam War — all…
propublica.org|By A.C. Thompson

Từ đảng trị tới gia đình trị: cặp đôi hoàn hảo

Từ đảng trị tới gia đình trị: cặp đôi hoàn hảo

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đến nay, một cách nhất quán, Đảng luôn tự phong là giai cấp lãnh đạo, là ngọn đuốc soi đường cho mọi thế hệ, là văn minh và ngay trong hiến pháp của đất nước Đảng cũng “tiếp thu” và chễm chệ trên ấy với điều 4 vững vàng và kiên định.
Mặc những phản đối, những lập luận đưa ra chống lại sự kiên trì đảng trị ấy, trong khi người dân tiếp tục lăn lóc kiếm từng đồng tiền mang dấu ấn của Mỹ dưới ánh sáng Mác Lê, Đảng vẫn như từ lúc mới sinh vẫn oe oe tiếng khóc đòi được bú dòng sữa Xã hội chủ nghĩa, thứ sữa không biết mua đâu mới có.
Tính chất đảng trị được ngay các đảng viên sừng sỏ nhất chấp nhận và đôi lúc, đôi nơi những tuyên bố của họ nhấn mạnh đến vai trò không thể thay đổi của Đảng Cộng sản mà chính họ là người đại diện mang chữ “trị” trên ve áo. Dùng quyền lực của một tập thể hơn ba triệu đảng viên để khống chế đất nước, Đảng được chia nhỏ cho từng con người trong Đảng. Vị trí trong Đảng càng lớn thì mức độ “trị” càng cao.
Có ăn thì có làm là điều hiển nhiên của xã hội thế nhưng việc làm của mỗi đảng viên lại không rõ ràng minh bạch để chứng minh cho đồng tiền mà họ được “ăn”. Từ Tổng bí thư cho tới một chị đảng viên mới tuyên thệ, không ai biết đích xác mình sẽ làm gì trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Thủ tướng hay Chủ tịch nước đều có việc làm cụ thể và vì vậy chịu trách nhiệm cụ thể, còn Tổng bí thư được đặt ra suốt ngày cầm quyển kinh của Đảng để tụng niệm những câu chữ vô hồn và “công tác” duy nhất mà ông ấy giữ là ôm chặt điều 4 hiến pháp.
Đảng lấy tiền ngân sách, ngân sách thu từ dân và tài nguyên của đất nước. Tài nguyên ấy suy cho cùng cũng thuộc về người dân bởi đất nước nhiều lúc chỉ là một huyễn từ rất dễ bị lạm dụng. Mọi của cải vật chất chạy vào túi ngân sách và cái túi ấy có ống thông sang cái túi của Đảng. Mồ hôi nước mắt người dân đang đổ ra để nuôi Đảng và bù lại Đảng đã cố gắng làm điều gì đó cho người dân thấy Đảng cũng có việc làm.
Một trong những việc làm quan trọng nhất mà Đảng chưa bao giờ xao nhãng là bồi đắp và giữ gìn tình hữu nghị Việt Trung, mối tình tuy cay đắng cho dân tộc nhưng lại ngọt ngào giữa hai đảng anh em không gì thay thế được.
Đảng cố hàn gắn những rạn vỡ với Bắc Kinh sau các cuộc chiến tranh nhưng cố gắng nào cũng bị người dân ném đá. Những viên đá nho nhỏ, những cằn nhằn len lén và không được cả nước nghe nên Đảng vẫn bình yên tiếp tục công tác cao cả giữ Đảng của mình: “Giữ nước không quan trọng bằng giữ Đảng”. Đảng “cụ” Phùng Quang Thanh vừa công khai nói trước quốc hội như thế.
Đảng trị xem ra đang bị cạnh tranh, “dòng chủ lưu” ấy có cái tên chính thức là “gia đình trị”.
Hình như số trời đang nhỏ xuống cho dân tộc khi bùng lên một loạt hiện tượng lãnh đạo từ cao tới thấp mang con cái vào chiếm ghế trong chính quyền lẫn trong Đảng. Chính quyền lệ thuộc Đảng là điều hiển nhiên vì Đảng ban chức và lấy lại tiền lại quả từ các chức vụ ấy. Chỉ có Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước là … tương đối ngang hàng với Đảng và có lẽ do vậy họ mới mạnh tay ký những quyết định mang con của mình vào những chức vụ “kế thừa”.
Nếu Nông Quốc Tuấn mờ nhạt và bất tài không kham nổi tham vọng của Nông Đức Mạnh thì Nguyễn Thanh Nghị có vẻ được chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước để tiến lên thay thế cho ông Dũng. Em Nguyễn Minh Triết tuy non nớt và yếu đuối thể chất nhưng sẽ là một lãnh chúa miền Trung trong tương lai. Nguyễn Thanh Phượng với tấm lưng hộ pháp của Henry Bảo và danh hiệu McDonalds sẽ là thế lực thứ hai sau khi ông Dũng về hưu lo “trồng cây gì, nuôi con gì” như truyền thống dễ thương của người làm cách mạng.
Ông Dũng và gia đình không làm cách mạng, gia đình này đang tiến vững chắc từng bước vào khuôn mẫu “gia đình trị” song song với Đảng để cai trị, chứ không phải điều hành, đất nước.
Mặc dù báo chí đang dẫn thông tin không vui về khuôn mặt kinh tế lem luốc của Việt Nam hôm nay nhưng gia đình ông Dũng có lẽ là nơi duy nhất không thấy có liên quan gì đến họ.
Thứ nhất, chính phủ chỉ còn 45 ngàn tỷ để chi tiêu trong năm nay, số tiền này chỉ là muối bỏ biển so với bộ máy ngốn tiền của Thủ tướng. Thứ hai trong năm qua việc tăng lương chỉ là bánh vẽ vì suốt năm không có đồng nào trong ngân sách được sử dụng vào việc này.
Báo chí dẫn lời chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng ngân sách hiện nay không còn tiền để đầu tư và đây là điều nguy hiểm. Ngân sách khó khăn đến mức "tận diệt" doanh nghiệp chứ không phải là tận thu nữa, nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn.
Hình như cảm động việc khó khăn của doanh nghiệp sắp bị tận diệt nên chính phủ xin phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu để bù vào ngân sách, tuy nhiên món nợ 16 tỷ mà ngân sách phải trả trong hai năm sắp tới vẫn chưa biết cấu véo vào đâu để có.
Mà cũng có thể do tình trạng khẩn cấp này mà gia đình Thủ tướng được chú ý hơn chăng? Ai cũng biết Thanh Phượng giàu nứt đố đổ vách cộng với tương lai đầy “hứa hẹn” khi Phú Quốc thành nơi ăn chơi số một dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của anh Nghị thì có gì mà gia đình này làm không được?
Có thể họ sẽ bỏ tiền riêng ra vực dậy kinh tế Việt Nam trong vài lãnh vực nào đó để lấy điểm, trước khi lấy tiền từ các món đầu tư béo bở?
Có điều đáng buồn: đảng trị hợp với gia đình trị trở thành một cặp đôi hoàn hảo và chúng ta tiếp tục bị “chúng trị” không biết đến bao giờ.
Cánh Cò, Việt Nam 23/10/2015

Những “ông trùm” tổ chức mại dâm cao cấp ở Sài Gòn

Những “ông trùm” tổ chức mại dâm cao cấp ở Sài Gòn: Muôn mặt mời chào, muôn kiểu núp bóng

(LĐĐS) - Số 42 Chí Hải - phungbac74@gmail.com
  • “Ông trùm” Trần Minh Triều.

“Ông trùm” Trần Minh Triều (SN 1984, biệt danh là Hùng, quê tỉnh Gia Lai) được xác định là kẻ tổ chức môi giới mại dâm qua mạng, phục vụ massage từ A tới Z với quy mô lớn, vừa bị công an bắt giữ.


    Núp bóng mátxa tại gia, bán dâm tại nhà
    Đây là đường dây mại dâm hoạt động với quy mô lớn, có hơn 30 phụ nữ bán dâm túc trực, sẵn sàng đi phục vụ khách tại nhà. Nếu có nhu cầu, khách cũng có thể liên hệ qua “ông trùm” Triều, để được điều động em út đến phục vụ tại khách sạn. Tuy rêu rao trên trang mạng là chỉ massage, nhưng thực chất, nữ tiếp viên của Triều đều là những phụ nữ bán dâm với giá 1,2 đến 1,5 triệu đồng/lượt, Triều thu 500 ngàn đồng/lượt.
    Ngày 27.10, Cơ quan CSĐT Công an quận 4, TPHCM cho biết, cơ quan này đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, khởi tố điều tra vụ án và thi hành lệnh bắt tạm giam đối tượng Trần Minh Triều về hành vi “môi giới mại dâm”. Triều chính là “ông trùm” đang điều hành mạng lưới mại dâm quy mô lớn thông qua mạng Internet và bị Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TPHCM theo dõi triệt phá và bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an quận 4 tiếp tục thụ lý điều tra theo thẩm quyền như nêu trên.
    Theo điều tra ban đầu, từ ngày 15.10, lực lượng chức năng bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính một khách sạn ở đường Hoàng Diệu, quận 4, bắt quả tang hai cặp nam, nữ đang mua bán dâm. Cùng thời điểm, tổ công tác khác kiểm tra hành chính một khách sạn gần đó, bắt quả tang một cặp nam, nữ khác cũng đang mua bán dâm. Tại cơ quan điều tra, các phụ nữ bán dâm khai nhận, mỗi lượt đi khách có giá 1,5 triệu đồng. Mọi hoạt động của đường dây bán dâm này thông qua trang web mang tên www.massage... Sau đó, “ông trùm” liên hệ với các phụ nữ bán dâm qua điện thoại để đi khách sạn. Sau khi bán dâm, mỗi lượt đi khách, các phụ nữ bán dâm phải chuyển số tiền “hoa hồng” môi giới qua tài khoản ngân hàng của “ông trùm” Triều.
    Vươn “vòi bạch tuộc” ra khắp cả nước
    Theo điều tra, “ông trùm” Triều tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM năm 2006. Triều ra mở Cty nhưng không thành đạt. Nắm bắt nhu cầu bán dâm của những phụ nữ hay “rao vặt” trên mạng, năm 2010, Triều lập ra trang web và mời chào đàn ông massage ngay tại nhà hoặc khách sạn, nhưng thật chất là hoạt động mại dâm. Nhằm thu hút đàn ông, Triều thiết lập hình ảnh của những phụ nữ bán dâm để mời chào, mỗi cô gái đều mang một mã số, nếu có khách chọn, Triều sẽ điều động đi bán dâm theo nhu cầu lựa chọn của khách. Để tìm những phụ nữ bán dâm, Triều đến các nơi có quán bia ôm, karaoke trá hình, nhà hàng em út… để mời chào các phụ nữ tham gia đường dây mại dâm cao cấp và hoạt động rất kín kẽ của Triều.
    Tại cơ quan điều tra, Triều khai nhận, số lượt khách vào trang web và mua dâm rất đông, thậm chí Triều còn đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới phục vụ khách cả nước. Triều làm ăn “uy tín” đến mức nếu khách muốn đổi đào (em út), ngay tức khắc được đáp ứng nay, nếu khách bị mất tài sản khi những phụ nữ bán dâm trong đường dây của Triệu hoạt động, “ông trùm” sẽ đứng ra cam kết chịu trách nhiệm tìm lại hoặc bồi thường tài sản bị mất cho khách.
    Muôn kiểu môi giới mại dâm cao cấp ở Sài Gòn
    Tới nay, mọi người vẫn chưa quên “ông trùm” Nguyễn Bá Huy (SN 1972, quê huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tạm trú đường Nguyễn Thị Tần, phường 1, quận 8, TPHCM) bị triệt phá hồi tháng 4.2015. “Ông trùm” Huy hoạt động tổ chức môi giới mại dâm ngay giữa trung tâm Sài Gòn bằng cách in card mang tên Huy, có số điện thoại 0938222795 và bên dưới số điện thoại này ghi mỗi chữ “gái” đi rải khắp nơi. Thông qua điện thoại, Huy hét giá bán dâm của những “chân dài” trẻ đẹp với giá 100USD/lượt và lấy hoa hồng môi giới 400.000 đồng/lượt bán dâm. Đêm 5.4, một nhóm khách đã gọi Huy điều 2 phụ nữ bán dâm đến khách sạn với giá 100USD/gái/lượt và bị các trinh sát bắt quả tang.
    Tương tự, Nguyễn Văn Hồng (SN 1962, biệt danh Hùng “xì gà”, ngụ quận 1, TPHCM) - một “tú ông” khá nổi ở khu trung tâm Sài Gòn chuyên về cung cấp phụ nữ bán dâm cao cấp - cũng đã bị tóm. Cũng như Huy, Hùng “xì gà” in rồi rải card mời chào. Làm nghề chạy xe ôm, Hồng quen biết nhiều đối tượng “chăn dắt” phụ nữ bán dâm tại quận 1… Từ đó, Hồng chuyển “nghề” thành “tú ông”, chuyên môi giới mại dâm cho khách nước ngoài đến TPHCM du lịch, lưu trú. “Tú ông” Hồng in danh thiếp giới thiệu du khách nước ngoài các điểm massage, karaoke, tour du lịch… nhưng thực tế, trên card của Hồng in số điện thoại để khi khách gọi đến, Hồng giới thiệu mời chào mua bán dâm, có giá hàng trăm USD/lượt.

    Em vợ Thủ tướng & "siêu lừa" Dương Thanh Cường

    FB Trương Huy San
    31-10-15

    Em vợ Thủ tướng & "siêu lừa" Dương Thanh Cường  
    Huy Đức
    Vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm - em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - là "mắt xích" quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Thế nhưng, khi tường thuật phiên tòa diễn từ 22-10-2015 và kéo dài suốt tuần, các nhà báo (lại) đều làm như không nhìn thấy "cặp voi này trong phòng khách".
    Không một lần, cái tên Trần Quốc Liêm và vợ ông, Trần Hoa Mai, xuất hiện trong các bài tường thuật. Vụ án, vốn được xếp trong "tám Đại án tham nhũng", nếu vẫn được tuyên vào thứ Tư, 4-11-2015, sẽ đi qua như một vụ hình sự thường.
    Dương Thanh Cường, sinh năm 1965, vào giữa thập niên 1990 đã từng đối diện án tử hình với 5 tội danh trong đó có tội lừa đảo và đưa hối lộ; sau đó được giảm xuống chung thân rồi 20 năm. Cường ở tù tới năm 2005 thì được tha.
    Năm 2007, nhờ mối quan hệ này và trên cơ sở 5 ha đất của ông bà Trần Quốc Liêm - Trần Hoa Mai tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Cường lập dự án "cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát". Ngoài việc "chuyển nhượng" đất cho Dương Thanh Cường, bà Trần Hoa Mai còn nhận đứng ra "mua gom đất đai" cho Cường làm dự án.
    Theo lời khai ban đầu của Cường, anh ta có nhờ tướng Trần Quốc Liêm "trao đổi với ông Nguyễn Thế Bình, Tổng giám đốc Agribank" để ngân hàng cho Cường vay tiền. Cho dù khi bị tạm giam, Cường đã "rút lại lời khai" này, nhưng các diễn tiến của vụ án cho thấy, trong lịch sử làm ăn rất "liều" của mình, nếu không có sức ép đủ lớn, chưa bao giờ Agribank "giải ngân" theo kiểu "ném tiền" như thế.
    Chỉ với 23 "sổ đỏ" đất nông nghiệp, "Dự án" chưa hề có một "bút phê" nào của cấp có thẩm quyền, vậy mà Dương Thanh Cường "xin vay 700 tỷ đồng", Agribank "duyệt ngay cho vay 700 tỷ đồng". Và, chỉ trong một thời gian mấy tháng, Agribank đã giải ngân 628 tỷ đồng cho dù "dự án" của Cường không hề có bất cứ dấu hiệu nào khởi động.
    Theo Cáo trạng (liệt kê), có tới 566 tỷ đồng (một con số khác là 386,36 tỷ đồng - trong số 628 tỷ đồng này) ngân hàng Agribank chuyển cho Cường thông qua tài khoản cá nhân của bà Trần Hoa Mai.
    "Giải ngân" xong, Agribank liền cho Cường "mượn" những cuốn "sổ đỏ" đang được thế chấp này đi làm thủ tục sang tên. Trưởng phòng tín dụng Agribank, chi nhánh 6, Hồ Văn Long khai, lẽ ra Agribank phải cử cán bộ "áp tải" những cuốn sổ đỏ này đến cơ quan chức năng, nhưng Long tin lời Dương Thanh Cường, "nếu để Cường trực tiếp cùng bà Trần Hoa Mai và ông Trần Quốc Liêm đi làm sẽ nhanh hơn".
    Cường mang khối tài sản đã thế chấp này đi gặp ông Trầm Bê, ông Trầm Bê cho vay tiếp 1.500 lượng vàng (từ ngân hàng Phương Nam - chúng ta còn có cơ hội "gặp" lại ông Trầm Bê khi nói về gia đình này).
    Những hành động tiếp tay khá đắc lực cho Dương Thanh Cường lừa đảo đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan tố tụng cho rằng, mối quan hệ giữa vợ chồng thiếu tướng Trần Quốc Liêm và Cường là "quan hệ dân sự".
    Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao vừa đặt vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam. Tham khảo án lệ trong trường hợp này không có ví dụ nào tốt hơn là đối chiếu với hợp đồng chuyển nhượng đất giữa công ty Bình Giã và Tamexco hồi 1994.
    Ông Trần Quang Vinh, chủ công ty Bình Giã, vì bán đất cho Tamexco và sau đó số đất này được "định giá cao lên" để Tamexco đi thế chấp mà cả ông, ông giám đốc Tamexco và ông trưởng phòng công chứng Vũng Tàu đều bị tử hình.
    Hội đồng thẩm định giá TP HCM định giá "23 sổ đỏ của Cường" chỉ tương đương 126 tỷ đồng - giá tại thời điểm thế chấp - vậy mà Agribank vẫn cho vay 628 tỷ. Và, chỉ riêng 5 hecta của vợ chồng thiếu tướng Trần Quốc Liêm, đã "bán" được cho Dương Thanh Cường 347,9 tỷ đồng (giá 7 triệu đồng/m2 đất ruộng). Vợ chồng ông Liêm bà Mai đã nhận 171,2 tỷ đồng (119 tỷ chuyển khoản; 52,2 tỷ do Cường nhiều lần mang tới tận nhà).
    So sánh vụ này với Tamexco là xúc phạm vong linh các bị án trong vụ Tamexco, đặc biệt là xúc phạm ông Trần Quang Vinh. Ông Vinh là một nhà doanh nghiệp nghiêm túc. Ông đã bỏ ra rất nhiều tiền để làm "cơ sở hạ tầng đổi đất", góp phần làm thay đổi bộ mặt Bãi Trước Vũng Tàu. Cho đến khi ông bị hành quyết, Chính quyền Vũng Tàu vẫn còn nợ ông Trần Quang Vinh 17 tỷ.
    Khoản tiền "thất thoát" trong vụ án Dương Thanh Cường chủ yếu nằm ở "Dự án Thanh Phát". Một "Dự án ma" - có sự tham gia rất trực tiếp của ông bà Trần Quốc Liêm, Trần Hoa Mai - đã giúp Cường chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (con số thiệt hại trên thực tế theo luật sư Trương Thị Hòa là 1.500 tỷ đồng). Vậy nhưng, trong mấy ngày xử án vừa qua, cho dù được các luật sư yêu cầu, Tòa cũng không triệu tập ông bà Liêm - Mai.
    Đất nông nghiệp, chưa được chuyển mục đích sử dụng, không được chấp thuận làm dự án, được mua bán với giá 7 triệu/m2, có thể coi là một "giao dịch dân sự ngay tình" không.
    Nếu đã xác định khoản tiền 171,2 tỷ đồng mà Dương Thanh Cường trả cho vợ chồng tướng Trần Quốc Liêm được lấy từ Agribank thì nên coi đó là những đồng tiền "do Cường phạm tội mà có" chứ không thể coi đó là tiền của Cường để xác nhận thương vụ này là bình thường.
    Có một câu hỏi mà các "đồng chí trong Đảng" của ông Liêm cũng cần đối chiếu với Nghị quyết TW 4 để đặt ra là, khối tài sản khổng lồ mà tướng công an Trần Quốc Liêm có, liệu đã được kê khai trung thực.
    Không phải tự nhiên mà vài bị cáo từ Agribank đã "đấm ngực" trước tòa. Những cán bộ ngân hàng ấy, nếu không có sức ép như các lời khai ban đầu, liệu họ có dám giải ngân một khoản tiền khổng lồ cho một người có nhân thân như Dương Thanh Cường với các điều kiện thế chấp vu vơ như thế.
    Tòa án nhân dân TP HCM nên hoãn tuyên án; trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra lại từ đầu như đề nghị của một số luật sư. Và, theo tinh thần mà các vị đại biểu đang đề nghị ở Quốc hội: Với những vụ án liên quan đến những người quyền lực như thế này, nên trao cho một cơ quan điều tra đủ quyền độc lập.
    Ông Trần Quốc Liêm không những là em của bà Trần Thanh Kiệm - phu nhân đương kim Thủ tướng - mà còn đang là một viên tướng quyền thế.
    Năm 2010, Công an TP HCM (PC46) đã phát hiện, điều tra vụ án này và đã lên kế hoạch bắt "siêu lừa Dương Thanh Cường". Thiếu tướng Phan Anh Minh đích thân chỉ đạo. Nhưng ông Minh - một người được tiếng cương trực - cũng đã không vượt qua được những áp lực. Phải mất hơn hai năm sau, Cơ quan cảnh sát điều tra C48 của Bộ mới khởi tố được một vụ án "lừa đảo hai năm rõ mười".
    Nếu phiên tòa xử "đại án tham nhũng" này khép lại vào thứ Tư, 4-11-2015. Và báo chí vẫn vờ như không có hai cái tên Trần Quốc Liêm - Trần Hoa Mai. Thì, cho dù Nghị quyết "Bốn, Năm" của TW có lấy chức Trưởng ban chống tham nhũng ra khỏi tay Thủ tướng. Trưởng ban chống tham nhũng mới, có vẻ như, vẫn chưa nắm được "thượng phương bảo kiếm".

    Tại sao uống cà phê bằng dĩa?

    Tại sao uống cà phê bằng dĩa?

    LÊ VĂN NGHĨA

     - Chủ Nhật, ngày 1/11/2015

    - Người Sài Gòn, nói đúng hơn là trong Chợ Lớn, buổi sáng ngồi trong “tiệm nước” ăn tô hủ tíu, cái bánh bao hay dào cháo quảy thường uống một ly cà phê.
    Cà phê trong các tiệm nước được pha bằng cái vợt đen thùi lùi (có người gọi là cà phê vớ, cà phê bít tất đều là nó), đổ vào siêu sắc thuốc - mà vợt càng đen thì cà phê càng ngon vì đã thấm tất cả tinh chất cà phê vào thớ vải. Cái vợt này chỉ được giặt bằng nước lạnh, không được dùng xà bông để giặt vì sẽ làm mất mùi, chất cà phê (bạn cứ thử để gói cà phê bên cạnh gói xà bông giặt rồi sẽ biết). Khi có khách gọi cà phê, người bán sẽ rót cà phê đen, cà phê sữa, cà phê nhiều sữa (bạc xỉu) nóng từ cái siêu sắc thuốc vào cái ly “xây chừng” - một loại ly thủy tinh nhỏ, không quai, rồi bưng ra cho khách.
    Người khách, đa phần là dân lao động: chạy xích lô, thợ hồ, thợ mộc…, đôi lúc cũng có cả những thầy chú, thầy giáo - nói chung là những người buổi sáng không có thời gian nhiều để ngồi “tám” như bây giờ. Mà ai có thể “tám” khi nhiều người xa lạ cùng ngồi trên ghế đẩu, không lưng dựa chung quanh cái bàn tròn, như bàn ăn tiệc cưới ngày nay trong không gian ồn ào đủ thứ âm thanh và mùi chen lẫn. Vì vậy những tiệm nước ở các quận 5, 6, 11 thời năm 1970 đố ai tìm ra được bóng dáng cái phin cà phê. Dân lao động không có thời gian để ngồi đếm từng “giọt thời gian rơi trên đáy cốc”. Họ ăn sáng, uống cà phê như là một cách nạp năng lượng cho một ngày làm việc cực nhọc. Ăn hủ tíu, bánh bao là để no bụng, có chất bổ. Uống cà phê để tỉnh ngủ. Cà phê đối với họ chỉ là chất làm cho tỉnh ngủ! Uống riết trở thành ghiền hồi nào không hay. Bởi vậy, buổi sáng trong tiệm nước, đa số thực khách “ăn hủ tíu, xíu mại, uống cà phê”.
    Họ thường hay rót cà phê vào dĩa, rồi thổi phù phù, xong đưa lên mũi hít hít rồi húp cái rột, le lưỡi liếm mép, chép chép cái miệng như những tay uống rượu vang sành điệu ngày nay. Bây giờ, hậu sinh chúng ta thường hay thắc mắc tại sao họ có thói quen húp cà phê trên dĩa.
    Sau nhiều lần “thực nghiệm”, tôi tạm tìm ra câu trả lời này: Họ không có thời gian chờ cà phê nguội và họ không thể cầm ly cà phê nóng, không quai trên tay, đưa ly lên miệng chiêu từng ngụm cà phê nóng. Có ai thấy họ uống cà phê đá trên dĩa bao giờ, đơn giản là cà phê đá lạnh ngắt, có thể cầm trên tay và đưa vào miệng uống cái rột. Uống lè lẹ để còn đi “mần ăn” nữa chứ.
    Tất nhiên, cũng có những thành phần thực khách vào tiệm nước uống cà phê không bằng dĩa. Họ nhẩn nha chờ cho ly cà phê nguội dần, để có thể cầm trên tay. Đây là những người thuộc loại nhàn nhã, có công việc mà họ không phải lệ thuộc vào ai. Cũng có thể là thực khách của những buổi sáng Chủ nhật, ngày lễ mà thời gian không là vấn đề cấp bách. Uống từng ngụm cà phê để nói chuyện hàng xóm, thời cuộc, cơm áo hằng ngày.
    Thói quen uống cà phê dĩa bây giờ đã mất đi vì Sài Gòn đã có cà phê mang đi, cà phê “take away”, đổ vào ly giấy nhựa, mang đi thật tiện dụng. Cũng có thể là trong các tiệm nước không còn uống cà phê bằng ly “xây chừng” nữa mà là ly, tách có quai hẳn hoi. Uống cà phê dĩa như uống thời gian không được chậm. Uống cà phê dĩa như đối diện mặt phẳng của một đời sống đầy sóng ngầm. Uống cà phê dĩa như một triết lý sống của người lao động trong một cuộc sống chưa vui, chưa đầy đủ của một kiếp người chen chúc. Ôi chao, sao tôi suy nghĩ nhiều quá vậy, chắc gì đã đúng. Thôi thì các bậc tao nhân cà phê dĩa, chén, ly thủy tinh, ly nhựa, tách sành sứ cùng nhau “tám” thử chuyện này xem.
    Nhưng trước hết bạn phải pha cà phê bằng vợt, rót vào cái siêu, rồi rót cà phê từ cái siêu vào ly “xây chừng”, như vậy bạn mới là người có đủ “tư cách” uống cà phê dĩa! Mà nhớ nhé, uống cà phê dĩa không được uống với người đẹp hoặc với khách mời vì nó không được điệu đàng chút nào đâu!
    LÊ VĂN NGHĨA