Lạm bàn chuyện đất nước tụt hậu
Đặng Kiên Trung
Ý kiến ông Vũ Ngọc Hoàng - phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương phát biểu tại hội nghị toàn quốc “Hướng dẫn tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” ông nói 40, 50 năm trước Việt Nam - Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương, nhưng nay người Hàn Quốc sang Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý; trong khi người Việt Nam sinh sống ở Hàn Quốc chủ yếu làm ôsin! Ông là quan chức cấp cao cơ quan công tác tư tưởng của Đảng đã thẳng thắn nhìn nhận sự thật cay đắng nầy thật hiếm có!
Tôi vừa đọc bài “Đường dài vạn dặm” của Trần Hữu Tá trên báo Tuổi Trẻ ngày 20/11 cũng bàn chuyện nầy, theo tác giả “đã làm không ít người nặng lòng với dân tộc phải ưu tư”! Có lẽ tôi trong số không ít người như vậy, luôn day dứt với câu hỏi vì sao đất nước tụt hậu, biết bao giờ phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu bốn biển?
Người Việt Nam vốn giàu lòng yêu nước, hiền hòa, thông minh, chịu thương, chịu khó… Những tố chất này trước chiến tranh dù trong chế độ phong kiến, thực dân cũng đã tạo dựng nên một nước Việt Nam cường thịnh không thua kém các nước trong khu vực và cũng từ những tố chất nầy tạo thành sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước trước đây, nhưng vì sao ngày nay gần 40 năm hòa bình xây dựng đất nước lại ì ạch một bước tiến hai bước lùi, tụt hậu với khoàng cách rất xa so với Hàn Quốc, Nhật Bản… và có nguy cơ tụt hậu so với cả Campuchia, Myanmar?
Nhớ chuyện xưa tôi mãi hối tiếc, nếu như khi đất nước hoà bình thống nhất sau năm 1975, những người lãnh đạo Đảng hồi ấy vì lợi ích quốc gia dân tộc không dẫm lên sai lầm cũ ở miền Bắc, với nền kinh tế miền Nam khi tiếp quản gần như nguyên vẹn, thực hiện chánh sách hòa giải hòa hợp dân tộc, không cầm tù sĩ quan, viên chức chế độ cũ, không “cải tạo tư sản”, không đưa dân thành phố về vùng “kinh tế mới”… để mọi người được tự do làm ăn sinh sống bình thường, người tài được trọng dụng… đất nước sẽ tiếp tục phát triển, không tụt hậu như ngày nay và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khiến con đường phát triển trở nên mờ mịt, mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại của Đảng đến năm 2020 xa vời!
Ai cũng biết, muốn xây dựng phát triển đất nước phải có người tài, ông cha ta gọi “nguyên khí quốc gia”. Vậy người tài của đất nước ở đâu? Trong nước, số lượng người có hàm giáo sư, tiến sĩ “đông như quân Nguyên”, nhưng người thực tài và có tấm lòng với dân, với nước vì nhiều lý do có những đóng góp xây dựng đất nước “lác đác như lá rụng mùa thu”! Ngoài nước, trong hàng vạn sĩ quan, viên chức cao cấp chế độ Sài Gòn định cư theo diện HO; cùng hàng triệu “thuyền nhân” ngày xưa phần lớn đã cao tuổi, mang trong lòng nổi u uất với chế độ mới gây khổ đau cho họ, liệu mấy người trở về góp phần xây dựng đất nước? Với con cháu của họ đã trưởng thành được học hành tử tế, khi hiểu rõ bi kịch của gia đình và nhìn về đất nước với ấn tượng không lấy gì đẹp đẻ, có mấy ai tự nguyện trở về chung tay xây dựng?
Theo tài liệu chính thức của Bộ Giáo dục đào tạo mới đây đăng trên một trang mạng nói về du học sinh Việt Nam: Tại Mỹ và các nước phương Tây có hơn 60 ngàn em, trong đó 56 ngàn du học tự túc, còn lại bằng ngân sách nhà nước. Số du học sinh tự túc có đến 70 phần trăm tìm cách ở lại nước sở tại tìm cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp, du học sinh nhà nước cử đi gần 100 phần trăm trở về nước, nhưng không ít em phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chạy chọt xin việc làm với những thủ tục hành chánh phức tạp, lo lót hối lộ… Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, một cuộc thi cho những em học sinh giỏi nhất nước, có đến 12/13 quán quân Olympia các năm ở lại làm việc nước ngoài sau thời gian du học, duy nhất có 1 người trở về Việt Nam! Với sinh viên đào tạo trong nước ra trường hàng năm rất nhiều, phần lớn không tìm được việc làm, hay việc làm không phù hợp ngành nghề đào tạo, tài năng mai một!
Sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, thu hút người tài xây dựng phát triển đất nước, đẫy lùi nguy cơ tụt hậu, rút ngắn và sang bằng khoảng cách phát triển với các nước có cùng điểm xuất phát đang là bài toán nan giải! Nếu Ban lãnh đạo Đảng không sớm nhìn nhận sự thật, có quyết sách mới thích ứng, có hiệu quả, tiếp tục kéo dài hiện thực đau buồn nầy trong vài mươi năm tới đất nước sẽ đi về đâu… ?!
Đ.K.T
Tôi vừa đọc bài “Đường dài vạn dặm” của Trần Hữu Tá trên báo Tuổi Trẻ ngày 20/11 cũng bàn chuyện nầy, theo tác giả “đã làm không ít người nặng lòng với dân tộc phải ưu tư”! Có lẽ tôi trong số không ít người như vậy, luôn day dứt với câu hỏi vì sao đất nước tụt hậu, biết bao giờ phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu bốn biển?
Người Việt Nam vốn giàu lòng yêu nước, hiền hòa, thông minh, chịu thương, chịu khó… Những tố chất này trước chiến tranh dù trong chế độ phong kiến, thực dân cũng đã tạo dựng nên một nước Việt Nam cường thịnh không thua kém các nước trong khu vực và cũng từ những tố chất nầy tạo thành sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước trước đây, nhưng vì sao ngày nay gần 40 năm hòa bình xây dựng đất nước lại ì ạch một bước tiến hai bước lùi, tụt hậu với khoàng cách rất xa so với Hàn Quốc, Nhật Bản… và có nguy cơ tụt hậu so với cả Campuchia, Myanmar?
Nhớ chuyện xưa tôi mãi hối tiếc, nếu như khi đất nước hoà bình thống nhất sau năm 1975, những người lãnh đạo Đảng hồi ấy vì lợi ích quốc gia dân tộc không dẫm lên sai lầm cũ ở miền Bắc, với nền kinh tế miền Nam khi tiếp quản gần như nguyên vẹn, thực hiện chánh sách hòa giải hòa hợp dân tộc, không cầm tù sĩ quan, viên chức chế độ cũ, không “cải tạo tư sản”, không đưa dân thành phố về vùng “kinh tế mới”… để mọi người được tự do làm ăn sinh sống bình thường, người tài được trọng dụng… đất nước sẽ tiếp tục phát triển, không tụt hậu như ngày nay và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khiến con đường phát triển trở nên mờ mịt, mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại của Đảng đến năm 2020 xa vời!
Ai cũng biết, muốn xây dựng phát triển đất nước phải có người tài, ông cha ta gọi “nguyên khí quốc gia”. Vậy người tài của đất nước ở đâu? Trong nước, số lượng người có hàm giáo sư, tiến sĩ “đông như quân Nguyên”, nhưng người thực tài và có tấm lòng với dân, với nước vì nhiều lý do có những đóng góp xây dựng đất nước “lác đác như lá rụng mùa thu”! Ngoài nước, trong hàng vạn sĩ quan, viên chức cao cấp chế độ Sài Gòn định cư theo diện HO; cùng hàng triệu “thuyền nhân” ngày xưa phần lớn đã cao tuổi, mang trong lòng nổi u uất với chế độ mới gây khổ đau cho họ, liệu mấy người trở về góp phần xây dựng đất nước? Với con cháu của họ đã trưởng thành được học hành tử tế, khi hiểu rõ bi kịch của gia đình và nhìn về đất nước với ấn tượng không lấy gì đẹp đẻ, có mấy ai tự nguyện trở về chung tay xây dựng?
Theo tài liệu chính thức của Bộ Giáo dục đào tạo mới đây đăng trên một trang mạng nói về du học sinh Việt Nam: Tại Mỹ và các nước phương Tây có hơn 60 ngàn em, trong đó 56 ngàn du học tự túc, còn lại bằng ngân sách nhà nước. Số du học sinh tự túc có đến 70 phần trăm tìm cách ở lại nước sở tại tìm cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp, du học sinh nhà nước cử đi gần 100 phần trăm trở về nước, nhưng không ít em phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chạy chọt xin việc làm với những thủ tục hành chánh phức tạp, lo lót hối lộ… Trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, một cuộc thi cho những em học sinh giỏi nhất nước, có đến 12/13 quán quân Olympia các năm ở lại làm việc nước ngoài sau thời gian du học, duy nhất có 1 người trở về Việt Nam! Với sinh viên đào tạo trong nước ra trường hàng năm rất nhiều, phần lớn không tìm được việc làm, hay việc làm không phù hợp ngành nghề đào tạo, tài năng mai một!
Sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, thu hút người tài xây dựng phát triển đất nước, đẫy lùi nguy cơ tụt hậu, rút ngắn và sang bằng khoảng cách phát triển với các nước có cùng điểm xuất phát đang là bài toán nan giải! Nếu Ban lãnh đạo Đảng không sớm nhìn nhận sự thật, có quyết sách mới thích ứng, có hiệu quả, tiếp tục kéo dài hiện thực đau buồn nầy trong vài mươi năm tới đất nước sẽ đi về đâu… ?!
Đ.K.T
0 comments :
Post a Comment