Nhớ tết xưa một thời bao cấp.
Không khí chuẩn bị Tết thời xưa đã để lại những ấn tượng khó quên với bất kỳ đứa trẻ nào trải qua giai đoạn chiến tranh, đổi mới của đất nước. Có thể nói những ngày chuẩn bị mua sắm cho ngày Tết mới đúng là Tết.
Đó là một thời kỳ mà nhiều người cho rằng lúc đó, dịp Tết thực sự mang ý nghĩa trọn vẹn của nó với những hình ảnh, mùi vị khó quên để khi nghĩ tới, ai từng được sống qua giai đoạn ấy cũng đều cảm thấy nao lòng.Từ chuyện đi xếp hàng mua gói hàng Tết gồm một hộp mứt mà cả năm mới nhìn thấy, hai ba bao thuốc lá Tam Đảo, Điện Biên hay Thủ Đô, một bánh pháo, ít thịt lợn, vài lạng đậu xanh để gói bánh chưng. Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng.
Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 – 1970 khi mua bán túi đồ Tết.
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.
Tết không thể thiếu khoanh giò hoặc thịt lợn
Rượu, bia hay đồ dùng mới cần phải thay cũng được chú ý mua cho ngày Tết.
Vào dịp Tết, người dân không thể quên mua chất đốt như than củi, than tổ ong, dầu hỏa, đá lửa…
Xếp hàng mua thực phẩm cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.
Mua tranh, lịch treo tường.
Bảng thông báo bán hàng trong dịp tết Nhâm Tuất năm 1982.
Một ngôi nhà Hà Nội những năm 70, 80.
Chợ hoa phố Hàng Lược tấp nập người mua, kẻ bán.
Không thể thiếu một cành đào vào dịp Tết.
Hai vợ chồng đang giã và gói giò chuẩn bị đón Tết.
Những gói mứt Tết được bày bán ở tiệm tạp hóa năm xưa.
Những tràng pháo không thể thiếu được trong những ngày Tết.
Cửa hàng bán pháo ngày Tết.
Tiếng pháo nổ đì đùng sẽ còn in dấu trong tâm trí bao người đã từng đi qua thời gian.
Trẻ em háo hức chờ đón Tết.
Người dân hồ hởi đón Tết.
Những ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn.
Sau bao ngày vất vả, cả gia đình cùng nhau đoàn viên bên mâm cỗ tất niên chiều 30 Tết.
Sáng mùng 1, trẻ em sẽ được người lớn mừng tuổi để thêm phần may mắn trong năm mới.
Pháo đốt đỏ trước hiên nhà.
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.
0 comments :
Post a Comment