Lãnh đạo Tân Sơn Nhất: 'Một Việt kiều về 10 người đón sao không quá tải'
Theo lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, tình trạng một người về nước có đến 10 người thân ra đón thì nhà ga quá tải là chuyện đương nhiên.
Hàng nghìn người ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Long An... ngày 2/2 tiếp tục đổ về sân bay Tân Sơn Nhất TP HCM đón thân nhân ở nước ngoài khiến sảnh chờ ga quốc tế quá tải. Trong buổi sáng, hàng loạt chuyến bay từ Australia, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc… liên tục hạ cánh đưa Việt kiều về quê ăn Tết, nhiều đoàn du khách cũng đến Việt Nam nhân dịp lễ hội, nên khu vực này đông nghịt, nóng hầm hập.
Dòng người chen lấn trước cửa ra để đón người thân nhễ nhại mồ hôi, các dãy ghế chờ kín chỗ. Nhiều người chen lên trước buộc những người phía sau phải đứng lên ghế cho tiện quan sát người thân. Một số thanh niên, trẻ em còn leo lên cả lan can chắn hoặc chui vào lan can cách ly.
Do phải chờ đợi lâu, nhiều người ngồi bệt dưới nền ăn uống, ngả lưng... khiến khu vực sảnh chờ ga quốc tế trông nhếch nhác.
Hàng nghìn người đổ về sảnh đón ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đón người thân những ngày qua khiến khu vực này trở nên quá tải. Ảnh: Hữu Công
Trong khi đó, đội bảo vệ nhà ga, lực lượng an ninh sân bay liên tục tuýt còi nhắc nhở người dân đứng lấn chiếm hết lối ra của hành khách. Do lượng người đến đón quá đông, chỉ 1-2 phút sau, tình hình lại tiếp tục mất trật tự.
Ông Nguyễn Huy Thành, nhà ở Bến Tre, cho rằng sân bay quốc tế nhưng để xảy ra cảnh chen chúc, chật chội thì khó có thể chấp nhận được. “Sao sân bay không bố trí thêm ghế ngồi chờ”, ông này băn khoăn.
Trong khi đó, bà Hòe nhà ở Bình Phước, đánh giá sân bay quốc tế mà hỗn độn, người ngồi la liệt rất thiếu văn minh, lịch sự. "Tôi nóng lòng muốn gặp con gái, mấy năm nay nó không về quê ăn Tết nên gia đình mới ráng ra đón. Biết đông và cực khổ thế này tôi không đi", người phụ nữ nói.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết hiện sân bay chưa thống kê lượng kiều bào về quê đón Tết năm nay có nhiều hơn các năm trước không. Nhưng 3-4 ngày qua lượng người đến đón thân nhân ở sảnh đến ga quốc tế rất đông, gây cảnh quá tải.
Nhiều người ngồi bệt ở sảnh đón gây nên cảnh nhếch nhác. Ảnh: Hữu Công
"Không chỉ ở TP HCM mà rất nhiều người ở các tỉnh miền Tây, miền Đông cũng đến sân bay. Nhiều gia đình bắt ôtô đến rất sớm trước khi chuyến bay hạ cánh, thậm chí một người về thì có đến năm bảy người nhà đến đón nên quá tải là không thể tránh khỏi", ông nói và cho biết cảnh đông đúc chỉ ở phía ngoài sảnh đón chứ các khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan diễn ra bình thường.
Ông cho rằng, nguyên nhân sảnh đón quá tải là do ai cũng muốn chen lên trên, đứng trước chứ không chịu ngồi, tràn qua khu vực cấm, chắn cả cửa ra của hành khách. Ngoài ra, bảng thông báo chuyến bay hạ cánh và loa vẫn phát liên tục nhưng rất ít người theo dõi, họ chỉ chằm chằm vào cửa ra của hành khách để tìm kiếm người thân. Thậm chí có trường hợp không biết người thân của mình sẽ về giờ nào, chuyến bay nào mà chỉ biết buổi sáng, buổi chiều rồi cứ vào sảnh chen lấn.
Về ý kiến quá ít ghế chờ ở sảnh đón khiến nhiều người phải ngồi đất và đề nghị bố trí thêm hoặc mở rộng khu vực sảnh chờ, lãnh đạo Tân Sơn Nhất khẳng định trên thế giới sân bay nào cũng thế. Các nhà ga quốc tế đều thiết kế sau khi hành khách xuống máy bay, vào khoang đến là ra ngoài luôn. Chẳng có sân bay nào thiết kế hệ thống ghế ngồi cho người đến đón, nếu có cũng rất ít.
"Đơn cử như sân bay Nội Bài cũng không có. Không sân bay nào có thể đáp ứng nổi khi tình trạng một người về thì có cả chục người đến đón như ở đây", ông này khẳng định.
Nhiều em nhỏ nằm luôn ở nền gạch vì mệt. Ảnh: Hữu Công
Sân bay Tân Sơn Nhất có ga quốc nội được thiết kế công suất 13 triệu hành khách, còn ga quốc tế 10 triệu mỗi năm. Nhưng năm nay sân bay đã đón hơn 26,5 triệu lượt khách rồi nên quá tải là khó tránh khỏi.
"Khu vực khai thác còn quá tải thì làm sao đáp ứng được tất cả lượng người đến đón hành khách trở về. Hơn nữa tình trạng này chỉ diễn ra trong những ngày cận Tết nên không thể đầu tư mở rộng sảnh chỉ để sử dụng vài ba ngày rồi bỏ trống cả năm. Như thế là đầu tư không hiệu quả, chưa kể còn phải tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng nếu không sẽ bị xuống cấp", đại diện cho biết.
Về giải pháp hạn chế tình trạng quá tải trong những ngày cao điểm sắp tới, lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất cho biết tất cả là do ý thức người dân, sân bay không có quyền cấm họ đến đón người thân.
"Tuy nhiên, lượng người đến đón quá đông chúng tôi cũng bất lực, chỉ có thể tăng cường lực lương an ninh, bảo vệ sân bay ở sảnh đón cũng như ở khu vực cửa ra vào", ông nói và đề nghị người dân cần chịu khó tìm hiểu số hiệu chuyến bay, giờ nào về, tính toán luôn 30-45 phút làm thủ tục xuất nhập cảnh và lấy hành lý thì sẽ không phải chen lấn chờ hàng giờ mệt mỏi trong cảnh lộn xộn.
Hữu Công
Hàng nghìn người ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Long An... ngày 2/2 tiếp tục đổ về sân bay Tân Sơn Nhất TP HCM đón thân nhân ở nước ngoài khiến sảnh chờ ga quốc tế quá tải. Trong buổi sáng, hàng loạt chuyến bay từ Australia, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc… liên tục hạ cánh đưa Việt kiều về quê ăn Tết, nhiều đoàn du khách cũng đến Việt Nam nhân dịp lễ hội, nên khu vực này đông nghịt, nóng hầm hập.
Dòng người chen lấn trước cửa ra để đón người thân nhễ nhại mồ hôi, các dãy ghế chờ kín chỗ. Nhiều người chen lên trước buộc những người phía sau phải đứng lên ghế cho tiện quan sát người thân. Một số thanh niên, trẻ em còn leo lên cả lan can chắn hoặc chui vào lan can cách ly.
Do phải chờ đợi lâu, nhiều người ngồi bệt dưới nền ăn uống, ngả lưng... khiến khu vực sảnh chờ ga quốc tế trông nhếch nhác.
Hàng nghìn người đổ về sảnh đón ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đón người thân những ngày qua khiến khu vực này trở nên quá tải. Ảnh: Hữu Công
|
Trong khi đó, đội bảo vệ nhà ga, lực lượng an ninh sân bay liên tục tuýt còi nhắc nhở người dân đứng lấn chiếm hết lối ra của hành khách. Do lượng người đến đón quá đông, chỉ 1-2 phút sau, tình hình lại tiếp tục mất trật tự.
Ông Nguyễn Huy Thành, nhà ở Bến Tre, cho rằng sân bay quốc tế nhưng để xảy ra cảnh chen chúc, chật chội thì khó có thể chấp nhận được. “Sao sân bay không bố trí thêm ghế ngồi chờ”, ông này băn khoăn.
Trong khi đó, bà Hòe nhà ở Bình Phước, đánh giá sân bay quốc tế mà hỗn độn, người ngồi la liệt rất thiếu văn minh, lịch sự. "Tôi nóng lòng muốn gặp con gái, mấy năm nay nó không về quê ăn Tết nên gia đình mới ráng ra đón. Biết đông và cực khổ thế này tôi không đi", người phụ nữ nói.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết hiện sân bay chưa thống kê lượng kiều bào về quê đón Tết năm nay có nhiều hơn các năm trước không. Nhưng 3-4 ngày qua lượng người đến đón thân nhân ở sảnh đến ga quốc tế rất đông, gây cảnh quá tải.
Nhiều người ngồi bệt ở sảnh đón gây nên cảnh nhếch nhác. Ảnh: Hữu Công
|
"Không chỉ ở TP HCM mà rất nhiều người ở các tỉnh miền Tây, miền Đông cũng đến sân bay. Nhiều gia đình bắt ôtô đến rất sớm trước khi chuyến bay hạ cánh, thậm chí một người về thì có đến năm bảy người nhà đến đón nên quá tải là không thể tránh khỏi", ông nói và cho biết cảnh đông đúc chỉ ở phía ngoài sảnh đón chứ các khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan diễn ra bình thường.
Ông cho rằng, nguyên nhân sảnh đón quá tải là do ai cũng muốn chen lên trên, đứng trước chứ không chịu ngồi, tràn qua khu vực cấm, chắn cả cửa ra của hành khách. Ngoài ra, bảng thông báo chuyến bay hạ cánh và loa vẫn phát liên tục nhưng rất ít người theo dõi, họ chỉ chằm chằm vào cửa ra của hành khách để tìm kiếm người thân. Thậm chí có trường hợp không biết người thân của mình sẽ về giờ nào, chuyến bay nào mà chỉ biết buổi sáng, buổi chiều rồi cứ vào sảnh chen lấn.
Về ý kiến quá ít ghế chờ ở sảnh đón khiến nhiều người phải ngồi đất và đề nghị bố trí thêm hoặc mở rộng khu vực sảnh chờ, lãnh đạo Tân Sơn Nhất khẳng định trên thế giới sân bay nào cũng thế. Các nhà ga quốc tế đều thiết kế sau khi hành khách xuống máy bay, vào khoang đến là ra ngoài luôn. Chẳng có sân bay nào thiết kế hệ thống ghế ngồi cho người đến đón, nếu có cũng rất ít.
"Đơn cử như sân bay Nội Bài cũng không có. Không sân bay nào có thể đáp ứng nổi khi tình trạng một người về thì có cả chục người đến đón như ở đây", ông này khẳng định.
Nhiều em nhỏ nằm luôn ở nền gạch vì mệt. Ảnh: Hữu Công
|
Sân bay Tân Sơn Nhất có ga quốc nội được thiết kế công suất 13 triệu hành khách, còn ga quốc tế 10 triệu mỗi năm. Nhưng năm nay sân bay đã đón hơn 26,5 triệu lượt khách rồi nên quá tải là khó tránh khỏi.
"Khu vực khai thác còn quá tải thì làm sao đáp ứng được tất cả lượng người đến đón hành khách trở về. Hơn nữa tình trạng này chỉ diễn ra trong những ngày cận Tết nên không thể đầu tư mở rộng sảnh chỉ để sử dụng vài ba ngày rồi bỏ trống cả năm. Như thế là đầu tư không hiệu quả, chưa kể còn phải tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng nếu không sẽ bị xuống cấp", đại diện cho biết.
Về giải pháp hạn chế tình trạng quá tải trong những ngày cao điểm sắp tới, lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất cho biết tất cả là do ý thức người dân, sân bay không có quyền cấm họ đến đón người thân.
"Tuy nhiên, lượng người đến đón quá đông chúng tôi cũng bất lực, chỉ có thể tăng cường lực lương an ninh, bảo vệ sân bay ở sảnh đón cũng như ở khu vực cửa ra vào", ông nói và đề nghị người dân cần chịu khó tìm hiểu số hiệu chuyến bay, giờ nào về, tính toán luôn 30-45 phút làm thủ tục xuất nhập cảnh và lấy hành lý thì sẽ không phải chen lấn chờ hàng giờ mệt mỏi trong cảnh lộn xộn.
Hữu Công
Vì sao khách nước ngoài đến Việt Nam giảm mạnh?
Du lịch Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực nếu không chịu thay đổi.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (VN) sụt giảm mạnh trong khi ở hầu hết các nước khác trong khu vực, lượng khách vẫn tăng cao.
Campuchia, Lào sẽ qua mặt VN
Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến VN trong năm 2015 đạt gần 8 triệu lượt người, chỉ tăng gần 0,9% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây. Cụ thể năm 2010 tăng 35%, 2013 tăng 11%, 2012 tăng 14%, 2011 tăng 19% và 2014 tăng 4%.
Biểu đồ tăng trưởng du lịch inbound (khách nước ngoài vào VN) cho thấy đối tượng khách này đang tụt dốc thê thảm, chẳng khác nào xe đứt thắng!
Điều đáng nói là nhiều thị trường khách quan trọng của du lịch VN sụt giảm mạnh. Ví dụ khách Nga giảm 7,1%; khách Trung Quốc giảm 8,5%. Giảm mạnh nhất là khách Campuchia, giảm đến 43,8%. Chỉ có một số thị trường khách tăng tương đối khả quan như Hàn Quốc, Singapore, châu Phi.
Trong khi du lịch VN ảm đạm thì các nước ASEAN vẫn tăng trưởng tốt. Đơn cử Campuchia cán mốc 5 triệu lượt khách, tăng 11%; Lào gần 4,3 triệu, tăng 5%. Đặc biệt, Thái Lan dù trải qua vụ khủng bố gây chấn động ở Bangkok nhưng vẫn tăng đến hơn 20% với khoảng 30 triệu lượt khách. Nhật Bản tăng 47%, đạt 20 triệu lượt. Tính chung cả thế giới, dù gặp đủ thứ khó khăn vẫn tăng trưởng 4,4%.
Không chỉ vậy, vị trí đứng đầu nửa cuối của ASEAN về du lịch của VN đang bị Philippines hăm he vượt qua. Nếu không kịp chấn chỉnh và cải thiện tình hình, cứ đà này thì 3-4 năm nữa cả Campuchia, Lào, Myanmar cũng sẽ qua mặt VN về lượng khách.
Bởi xét về mặt hiệu quả đón khách du lịch trên dân số của ASEAN, VN hiện chỉ xếp trên Indonesia và Myanmar.
Du khách nước ngoài đến tham quan, mua sắm đồ lưu niệm tại TP Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI
Thua toàn tập
Vậy đâu là lý do khiến khách nước ngoài vào VN gần như giậm chân tại chỗ? Các quan chức ngành du lịch cho rằng do kinh tế khó khăn, giá dầu sụt giảm. Nhưng khó khăn này là của cả thế giới, đâu riêng gì VN. Có người lại đổ lỗi do khách Trung Quốc và khách Nga giảm nhiều.
Trong buổi làm việc giữa đoàn Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội với Hiệp hội Du lịch TP.HCM mới đây, Tổng Cục trưởng Du lịch VN Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: “Cản trở lớn nhất của du lịch VN là visa, visa và visa”.
Song giả sử VN miễn visa cho toàn thế giới thì lượng khách quốc tế đến VN cũng chưa thể sánh với Singapore (15 triệu) chứ đừng mơ bằng Thái Lan hay Malaysia. Mặt khác, visa đi Mỹ rất khó và đắt nhưng người Việt vẫn ùn ùn rồng rắn xếp hàng đăng ký sang du lịch nước này. Các nước Kyrgyzstan, Dominica, Ecuador, Panama… miễn visa cho hộ chiếu phổ thông VN nhưng thử hỏi có bao nhiêu người Việt du lịch đến đó?
Như vậy, visa chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân cản trở khách nước ngoài vào VN.
Hỏi ý kiến bỏ túi nhiều du khách, cả nội địa và quốc tế, chúng tôi nhận thấy có ba lý do ngán ngại nhất khi du lịch VN. Thứ nhất là an ninh xã hội chưa tốt với nạn ăn xin, bán hàng rong chèo kéo, móc túi, cướp giật, “chặt chém” và trấn lột. Tiếp theo là vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm. Thứ ba là giao thông hỗn loạn, kẹt xe, ách tắc, trạm thu phí dày đặc, nguy cơ tai nạn, mất quá nhiều thời gian ngồi trên xe.
Có thể bổ sung thêm là tinh thần và thái độ phục vụ du khách chưa tốt, chưa chuyên nghiệp. Dịch vụ du lịch định giá tùy tiện, thường cao hơn nhiều nước. Sản phẩm du lịch trùng lắp, nghèo nàn… Có thể nói là chúng ta thua toàn tập.
Nếu không khắc phục những khiếm khuyết trên và có những giải pháp đồng bộ, đúng hướng, kịp thời thì du lịch VN sẽ tiếp tục tụt dốc không thắng. Vấn đề quan trọng nhất là phải bắt đầu từ con người, trước hết là từ nhận thức của tư lệnh ngành. Sau đó mới đến sự liên kết và phối hợp đồng bộ giữa các ngành và toàn xã hội.
0 comments :
Post a Comment