Một cuộc cách mạng cho Việt Nam
Trần Nghi Hoàng 2.12.2014
Bích chương ở một khu biểu tình vẽ lại video clip chiếu nhóm cảnh sát đánh đập
một trong những người biểu tình. Chữ Hán ở mặt tiền của bích chương, trích từ cổ văn
Trung Hoa, có nghĩa: “À, thì ra đây là hình ảnh của sự cởi mở và thẳng thắn!”
một trong những người biểu tình. Chữ Hán ở mặt tiền của bích chương, trích từ cổ văn
Trung Hoa, có nghĩa: “À, thì ra đây là hình ảnh của sự cởi mở và thẳng thắn!”
Tối thứ Hai, 20 tháng Mười, 2014, tên Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong do Trung quốc bổ nhiệm đã tuyên bố, người dân Hongkong nhất định sẽ không được quyền tự do bầu cử, chọ người lãnh đạo theo tinh thần dân chủ phổ quát, vì làm như vậy, có nguy cơ sẽ tạo cho tầng lớp dân nghèo có tiếng nói chủ yếu trong chính trị. (Theo bản tin của tờ New York Time cùng ngày)
Lời tuyên bố trên của Lương Chấn Anh đi ngược hẳn với những luận điệu tuyên truyền căn bản của chủ thuyết cộng sản. Cái chủ thuyết cộng sản mà lâu nay người ta vẫn biết đến, đó là, giai cấp công nông, nói chung là giai cấp lao động, tức là những người nghèo khổ bị áp bức, là nền tảng của xã hội cộng sản. Hóa ra những lời êm dịu để vuốt ve, ru ngủ và khuyến dụ cái giai cấp chiếm đa số trong quần chúng chỉ là những lời trá ngụy, để đạt đến mục tiêu là quyền lực và quyền lợi cho một nhóm tự nhận mình là “giai cấp lao động”. Khi quyền lực và quyền lợi đã có trong tay, thì thỉnh thoảng, những lời trá ngụy vẫn tiếp tục được sử dụng, tùy theo từng cục diện tình hình, để tiếp tục bảo vệ quyền lực và quyền lợi đã có được. Hứa cuội rồi nuốt lời, chỉ là một trong những cách để xoa dịu tình hình, thường được các lãnh đạo của Trung Nam Hải và Hà Nội tận tình áp dụng.
Không thể nào, hoặc giả, chỉ có điên mới đưa ra một mô hình xã hội kỳ quặc như người thông minh, có học thức, cần cù lao động, bình đẳng với, hay thậm chí dưới quyền sai khiến của những kẻ lười biếng, dốt nát, vô học, dưới cái bình phong có tên gọi mỹ miều là “giai cấp lao động” hay “người nghèo, bị áp bức”.
Theo tin tức được truyền thông thế giới loan báo rộng rãi, sẽ có một cuộc đàm phán diễn ra giữa đại diện chính quyền Hong Kong và đại diện của sinh viên học sinh biểu tình vào ngày Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014.
Lời tuyên bố của Lương Chấn Anh vào đêm trước buổi đàm phán với đại diện sinh viên đã cho thấy bộ mặt thật của nhà nước Hong Kong. Và ai cũng có thể đoán trước được rằng cuộc đàm phán giữa nhà nước và người biểu tình sẽ không đi tới đâu, (đúng như sau đó, đàm phán bị nhà cầm quyền đơn phương hủy bỏ và được tổ chức lại vì đòi hỏi mạnh mẽ của người biểu tình) và bởi Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính vốn là sản phẩm của chính quyền Trung cộng. Đối với Trung Nam Hải, đòi hỏi được tự trị dân chủ của Hong Kong là một đòi hỏi bất khả đáp ứng.
Sau bốn ngày họp cấp tốc giữa Tập Cận Bình với trung ương đảng CS Trung quốc gồm 363 đảng viên, họ đưa ra lời hứa, sẽ đảm bảo thực hiện chủ trương “một quốc gia, hai hệ thống” ở Hong Kong, nghĩa là bảo đảm sự tự trị của Hongkong như một khu vực biệt lập, mà không có sự can thiệp của đảng vào luật pháp của Hongkong. Tuy nhiên lời thông báo có nói thêm rằng, luật pháp chỉ có thể được thi hành đúng đắn dưới sự lãnh đạo của đảng. (ninetycentral.com, ngày 23 tháng 10, 2014)
Sau những lời hứa của họ Tập là câu “thòng” nửa kín nửa hở về quyền “lãnh đạo tối cao” của đảng cộng sản, để “định hướng” mọi việc theo cái khuôn mà tập đoàn đảng chủ phát xít Trung quốc muốn nặn ra. Đây cũng là một trong những chiêu thức trơ trẽn thường thấy ở nhà cầm quyền Trung Nam Hải và Hà Nội.
Cho đến giờ này, những gì đã xảy ra với Hong Kong sau “lệnh giải tỏa” của tòa án tối cao dưới quyền Lương Chấn Anh?
Cả hai lãnh tụ sinh viên Hong Kong, Joshua Wong và Lester Shum đều bị bắt sáng ngày 26 tháng 11, 2014, tại Mong Kok. Mong Kok là một trong những căn cứ quan trọng của sinh viên Hong Kong, thường xuyên bị quấy phá bởi bọn xã hội đen và những người già “phản biểu tình”, nơi từng bị cảnh sát giải tỏa vào hồi cuối tháng Mười. Lần thứ hai Mong Kok lại bị giải tỏa với những biện pháp mạnh tay hơn từ phía chính quyền. Một rừng cảnh sát có vũ khí và chấp hình viên tòa án đã sử dụng vũ lực để giải tán khu chiếm đóng của sinh viên bao gồm cả những người biểu tình. Những người biểu tình từ chối rời khỏi khu chiếm đóng đều bị bắt giam, có người ngất xỉu. Những hàng rào, lều trại do sinh viên dựng nên bị phá dỡ.
Ban đêm, công việc của những người chấp hình viên tòa và sự phối hợp với những người được gọi là cảnh sát còn gia tăng ráo riết hơn nữa. Cảnh sát vũ trang với lá chắn và dùi cui, súng bắn đạn cao su, hơi cay đã thô bạo tấn công dồn ép đám đông. Cờ đỏ (của Bắc Kinh) xuất hiện khắp nơi. Nhiều người biểu tình bị thương, máu chảy đầy xuống mặt, họ khóc và kêu lên, “hãy cất những dùi cui của các người!”. Hơi cay được xịt thẳng vào mặt người biểu tình mà những phương tiện tự bảo vệ: kính, khẩu trang, không còn ngăn chặn được. Người biểu tình bị cảnh sát bao vây từ nhiều phía, cảnh sát không mở cho họ lối thoát dẫn đến cảnh hỗn loạn. Tình trạng này cho thấy có một ý đồ tạo ra tình hình không kiểm soát được để cho bọn côn đồ trà trộn và phá hoại. Nhà báo bị đuổi khỏi hiện trường. Liên hội sinh viên Hong Kong khẳng định đã tận dụng hết cơ hội để bày tỏ lòng chân thành, nhưng chính quyền đã tự tước đi khả năng đối thoại. Liên hội kêu gọi người biểu tình giữ vững tinh thần tranh đấu và tránh rơi vào cái bẫy của chính quyền. (Tường thuật của Apple Daily)
Hongkong. Rạng sáng ngày 27 tháng 11. Trời lạnh, những người biểu tình trong áo khoác vẫn đi lại ở khu Mong Kok, lâu lâu lại hô khẩu hiệu nhạo báng cảnh sát. Mặt đường đã giải tỏa hết các lều trại, nhưng thay cho lều trại, vẫn là những người biểu tình. Có vẻ như luôn có một lực lượng những người dân Hong Kong sẵn sàng xuất hiện ở những địa điểm mà trước đây họ đã chiếm đóng. Điện đường đang bị tắt để không đủ sáng cho nhà báo ghi hình. Cảnh sát bắt rất nhiều người biểu tình và thô bạo rình rập ngăn cản nhà báo làm việc. Đám cảnh sát tác phong rất “made in China”, vênh váo, mắt mũi đầy thù hận, rất trái ngược với văn hóa Hong Kong…
Cuộc cách mạng Dù ở Hong Kong đang đi đến một khúc quanh lớn, nhiều thử thách hơn. Rất nhiều gian khổ hơn. Đã có súng bắn đạn cao su, dùi cui, hơi cay, khiên đàn áp. Đã đổ máu và nước mắt, người bị thương và ngất xỉu. Đã có người bị khiêng ném lên xe bắt đi. Có cả đàn áp báo chí. Bao giờ nhà cầm quyền Trung Quốc dùng đến súng đạn thật, xe tăng cán người như Thiên An Môn? Những thử thách gai góc này đang chờ phía trước những người cách mạng Hong Kong? Điều này có xảy ra hay không, lại phụ thuộc rất nhiều vào lòng yêu tự do dân chủ và trách nhiệm của mọi người trên toàn thế giới.
Vấn đề rốt ráo được đặt ra ở đây: cái đất nước Trung Hoa rộng lớn với dân số hơn 1, 5 tỷ, gồm nhiều chủng tộc phức tạp ở Hoa lục, hiện nay đang đặt dưới sự cai trị của một chính quyền được xem là theo “chủ nghĩa cộng sản”. Nhưng trên thực tế, Marxism là một thứ chủ nghĩa bất khả thi, hoặc nói cách khác, là một chủ nghĩa không có thật.
Triết gia Trần Đức Thảo, lý thuyết gia hàng đầu về chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và cũng có thể là một trong những lý thuyết gia hàng đầu của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, trong những lời trăng trối trước khi chết đã khẳng định: “K. Marx đã sai”. (Những lời trăng trối, Trần Đức Thảo) Nghĩa là những sai lầm đã bắt đầu từ người khai sáng chủ thuyết cộng sản, chứ không phải do những môn đồ của ông ta thực hiện sai và tiếp tục “sửa sai”.
Sự thật là không hề có một chủ nghĩa gọi là Marxism tồn tại trên thế giới này. K. Marx đã đưa ra những lý luận hoang tưởng và rồ dại như chính cuộc đời của ông ta. Sau đó, nó được trộn lẫn, thêm thắt gia giảm với những hoang tưởng rồ dại của nhiều kẻ tâm thần khác, trên những vùng đất mà không may nó đã kinh qua.
Tại Nga, nó đã trở thành Leninnism, Stalinnism, tại Trung Hoa, nó trở thành Maoism. Ở Đông Đức, và một số nước Đông Âu, nó trở thành một thứ quái thai khác. Ở Việt Nam, không có “Hồ”- ism hay bất cứ thứ “ism” nào khác, mà nó là sự bắt chước từng giờ và trường kỳ, một cách tồi tệ, thê thảm, con đường của Trung quốc.
Nhưng thử đặt một câu hỏi, thứ chủ nghĩa mà tập đoàn Trung Nam Hải ở Bắc kinh đang theo đuổi là gì? Có thực sự tồn tại một chủ nghĩa gọi là Maoism chăng? Vậy Maoism là gì?
Từ thời Mao Trạch Đông cho đến nay, đường lối cai trị của tập đoàn lãnh đạo Trung hoa vẫn là quân chủ chuyên chế chẳng khác thời Mãn Thanh đô hộ Trung Quốc, hay ngược thời gian hàng ngàn năm về trước. Chủ chương của Trung Nam Hải lâu nay vẫn là bành trướng Đại Hán, chiếm trị những quốc gia nhỏ bé lân cận. Chẳng có thứ chủ nghĩa cộng sản nào hiện diện trên đất nước Trung Hoa hay bất cứ nước nào trên thế giới.
Nếu cần có một tên gọi cho đường lối cai trị của Trung Nam hải trên đất nước Trung hoa hiện nay thì tôi sẽ gọi là “đảng chủ phát xít”. Trung Hoa hiện nay đang theo một đường lối đảng chủ phát xít: Thay vì quân chủ phong kiến – một ông vua làm chủ đất nước, thì bây giờ là một cái đảng độc tôn làm chủ đất nước. Chủ trương tiêu diệt những người Pháp Luân công của chính quyền Trung hoa hiện nay xem ra còn tàn khốc và vô nhân tính hơn cả chủ trương tiêu diệt dân Do Thái của phát xít Hitler. Đức quốc xã cho cạo đầu người Do Thái, lùa vào hầm kín, tàn sát tập thể họ bằng hơi ngạt. Còn chính quyền Trung Nam Hải hiện nay biến cuộc tàn sát những người Pháp Luân công thành kỹ nghệ sản xuất và buôn bán nội tạng người khắp thế giới. Từng người Pháp Luân công khỏe mạnh sẽ bị mổ ra lấy nội tạng như mổ một con vật. Nội tạng được phân loại, bỏ vào hầm lạnh để cung cấp lâu dài cho khách hàng. Tôi không tin có một hành vi giết người nào có thể đồi bại và vô nhân tính hơn.
Cuộc cách Dù ở Hongkong là cuộc cách mạng đòi quyền dân chủ và tự trị tất yếu của những con người nhận được ảnh hưởng tốt đẹp từ nền văn minh Tây phương, sau gần 150 năm sống trong sự bảo hộ của Anh quốc. Cuộc cách mạng này không thể thất bại, vì nó chẳng những là ước vọng của 10 triệu dân Hongkong mà còn là nguồn hi vọng của hơn 1 tỷ rưỡi người dân Hoa lục. Đặc biệt nó cũng là nguồn hi vọng của gần 100 triệu người dân Việt Nam. Cả thế giới đang nhìn vào cuộc cách mạng Dù. Sự thành bại của nó sẽ là thước đo cái thành trì đảng chủ phát xít của Hoa lục, đồng thời cũng là thước đo, chẳng những tinh thần dân chủ của người dân Hong Kong mà còn là thước đo tinh thần yêu chuộng tự do dân chủ của toàn thể con người trên thế giới.
Cả thế giới phải ủng hộ Hong Kong là điều tất yếu.
Một điều cần phải nói thêm, với dân số gần 93 triệu dân như hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 13 trong số các nước đông dân nhất thế giới. Với chính quyền dốt nát, mê muội của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, chỉ cần con số bằng một nửa những người tham gia cuộc cách mạng dù ở Hong Kong là có thể thực hiện được một cuộc cách mạng nón lá, cách mạng nhung hay cách mạng gì đó… ở Việt nam, mà tôi tin tưởng là chúng ta có thể thành công một cách dễ dàng gấp nhiều lần cách mạng Dù ở Hong Kong.
Từ 10 triệu dân Hong Kong có thể sản sinh ra một cuộc cách mạng Dù làm cả thế giới phải quan tâm. Nhưng từ 100 triệu dân Việt Nam hiện nay, sẽ có thể phát sinh ra một cuộc cách mạng nào chăng, với chứng bệnh bại liệt tinh thần của 99,9% trên toàn thể người dân Việt. Cuộc cách mạng Dù ở Hong Kong nếu không thành công hoàn toàn thì cũng phải thành công trên một bình diện nhất định nào đó. Còn cuộc cách mạng ở Việt Nam chưa có dấu hiệu gì xảy ra, hay ra những con người Việt nam còn chờ đợi một phép lạ nào trên trời rơi xuống chăng?
Tuần Thanksgiving 2014
0 comments :
Post a Comment