Tâm sự cùng các bạn trẻ
Tương lai Việt Nam có cần một lãnh tụ hay không?
(Ngoc Diep Hoang)
Trong những năm qua, dưới sự cai trị độc tài bất công, tàn ác và tham ô của đảng CSVN, gần như toàn thể người dân Việt luôn mong ước đất nước được thay đổi, hoặc tự trong đảng CSVN thay đổi, hoặc một thế lực bên ngoài dẹp bỏ đảng CSVN.
Và hầu
hết những người mọng có sự thay đổi này đều nghĩ rằng sự thay đổi lớn này chỉ
xảy ra khi có một "lãnh tụ anh minh" nào đó xuất hiện, như một Phù Đỗng Thiên
Vương, một Trần Quốc Toản, một Nguyễn Huệ, v.v... cho thời đại hiện
nay.
Tôi
muốn tâm sự với các bạn trẻ về cách nhìn "cần một lãnh tụ" này trong bối cảnh
thực tế của đất nước và cộng đồng thế giới của thế kỷ 21 như một người chuyên về
góc độ quản trị và chiến lược.
-----
1.
Đối với những người muốn đảng CSVN thay đổi nhưng vẫn giữ quyền cai trị đất
nước.
Các
bạn nên nhớ rằng guồng máy quyền lực của đảng CSVN được hình thành và hoạt động
bằng một tập thể chứ không là 1 con người. Ngày xưa, vì không ai biết gì về CS
Liên-Xô, cũng như hình ảnh ban đầu của một cá nhân làm lãnh tụ, cỡ như Lenin,
Mao Trạch Đông, v.v... để tạo một loại phong trào xảo quyệt dành quyền cho giai
cấp lao động, cho nên Hồ Chí Minh tự lấy cho mình rất nhiều tên, nhiều bút hiệu
khác nhau để vẽ ra hình ảnh "lãnh tụ" của mình. Nhưng sau một thời gian guồng
máy cai trị của CSVN thành hình, thì ngay cả những năm trong thập niên 1960s,
thì chính HCM cũng chỉ là một hình ảnh lãnh tụ mà thực chất ông ta chẳng có một
chút quyền hành nào hết. (Các bạn có thể tự tìm hiểu qua những tài liệu mà chính
những người trong đảng CSVN đã viết lại).
Và
nhất là kể từ khi "Đổi Mới" thành hình, thì quyền lực của một cá nhân nào đó, kể
cả tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng hoặc chủ tịch quốc hội (mà thiên hạ cho
là "tứ trụ triều đình"), đều là rất giới hạn. Ngay cả những cấp lãnh đạo này rất
có lòng và cố gắng tới mức nào đi nữa thì họ cũng chỉ tạo được một số ảnh hưởng
cấp thấp giữa cá nhân họ và một số nhóm, một số cá nhân trong xã hội. Nhưng họ
không thể nào quyết định ở mức chính sách của đảng, và nhất là thể chế cai trị
của đảng. Võ Văn Kiệt là một chứng cứ rõ nhất về sự giới hạn này, vì ngay cả ông
ta cũng đã không thể nào cưỡng lại những sự kiện và hậu quả của Hội Nghị Thành
Đô, sự ảnh hưởng đến mức gân như là "cai trị" của bọn CSTQ, và hàng loạt các
chính sách tai hại nhất mà đảng CSVN tạo ra như chế độ "XHCN", định hướng "kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN", v.v...
Bất kỳ
ai có suy nghĩ thay đổi điều gì đó cho đất nước mà có thể làm ảnh hưởng tới (a)
vị thế quyền lực của đảng CSVN; và, (b) quyền lợi của phần lớn thành viên trung
ương đảng CSVN, thì nhất định sẽ bị loại bỏ.
Vì
vậy, chỉ khi nào đất nước VN hoàn toàn bế tắt và kiệt quệ, khi đó mới có một hy
vọng mong manh rằng sẽ có một Gorbachev Việt Nam xuất hiện, nhưng cũng chỉ là
một "phát ngôn viên" cho sự bế tắt và kiệt sức của đảng
CSVN.
Và nếu
việc này xảy ra, thì cơ hội để có một bọn mafia (như Putin) từ chính trong hàng
ngũ lãnh đạo của đảng CSVN lên cai trị như một loại độc tài với danh xưng khác.
Tương tự như Nga hiện nay vậy thôi.
Cho
nên, nếu ai có cách nhìn "cần một lãnh tụ" anh minh trong đảng CSVN để thay đổi
từ trong guồng máy quyền lực hiện nay nhằm tạo dựng một đất nước "dân chủ - cộng
hoà" thì nên suy nghĩ lại và thức dậy đi, vì đó là chuyện viễn vông
đấy.
-----
2.
Đối với những người đang đấu tranh chống lại độc tài và mong có một xã hội dân
chủ.
Từ
những hình ảnh tự tạo ra, chẳng hạn như Hoàng Cơ Minh và hàng loạt các cá nhân
khác đã xuất hiện và chìm, cho đến những hình ảnh mà người dân mong đợi hoặc
ngay cả vẽ vời vì những hy sinh của một số cá nhân bị tù tội trong nước, trong
quá khứ cũng như hiện nay đang vẫn xảy ra, cũng như cách suy nghĩ "chúng tôi
đang chờ đợi một lãnh tụ" của rất nhiều người Việt Nam trong nước cũng như ở hải
ngoại, thể hiện một loại tư duy cần phải nhìn lại cho thật
rõ.
A.
Trong môi trường của thế giới tự do như hiện nay, việc tập trung tìm một cá nhân
xuất sắc như là một "thần tượng" để lập ra một tổ chức từ con số không là việc
phản khoa học và không tưởng. Trong quá khứ, những tổ chức của Hoàng Cơ Minh, Võ
Đại Tôn, v.v... đều phải bị hoàn toàn bế tắc ngay sau khi cá nhân lãnh đạo các
tổ chức này bị giam cầm hoặc bị chết. (Tất nhiên, phương pháp hoạt động và đấu
tranh của họ cũng đã sai từ đầu rồi).
Ngược
lại, một tổ chức có chủ đích, tôn chỉ và quy định rõ ràng, minh bạch và có những
phương pháp hoạt động mạnh mẽ, bền vững, thì những nhân sự được chọn làm đại
diện hoặc phát ngôn của tổ chức đó có khả năng lôi cuốn là đủ. Hơn nữa, nếu cá
nhân đó có bị bất kỳ điều gì thì tổ chức đó vẫn cứ hoạt động với những nhân sự
khác. Đây là một cách tổ chức mang tính "dân chủ" trong vòng nội bộ của họ, và
đây là cách tập hợp cũng như tận dụng mọi sức mạnh của tập
thể.
B.
Quan điểm về giá trị đóng góp của thời phong kiến xa xưa rằng "lãnh tụ" và vài
nhân vật xuất sắc nào đó mới là những người đóng góp chính cho công cuộc chung,
và mọi thành phần khác chỉ là "quân dân", "thần dân" bình thường, đã không còn
chỗ đứng, hơn nữa, quan điểm này hạ thấp những phần vụ khác quan trọng không
kém. Một tổ chức mạnh mẽ hiện nay đòi hỏi rất nhiều loại người chuyên môn,
chuyên ngành, từ quản lý nhân sự đến quản lý tài chính, từ vận động tuyên truyền
đến kín kẽ trong pháp lý, từ hậu cần đến các hoạt động ngoại vi, v.v... giống
như một thân thể con người, không chỉ có tim và óc, mà còn mọi thành phần khác
cũng quan trọng không kém, quan trọng đến mức có thể làm tim và óc tê liệt nếu
một trong những thành phần này ngưng hoạt động.
C. Về
góc độ rủi ro thì lại rõ hơn nữa, nhất là trong vị thế phải chống lại bọn tàn
độc CSVN - một thế lực đang nắm trọn lực lượng vũ trang và không ngần ngại sử
dụng mọi phương pháp khủng bố bẩn thỉu nhất để tiêu diệt địch thủ. Nếu một tổ
chức mà phần lớn lệ thuộc vào "lãnh tụ" hoặc/và một vài nhân sự khác, thì mức độ
rủi ro bị CSVN chụp mũ, phá hoại hoặc ngay cả ám sát, thủ tiêu, v.v... sẽ rất
cao. Và mục tiêu của CSVN sẽ rất rõ rất nhỏ để chúng tập trung vào mà tiêu diệt.
Ngược lại, như là một tổ chức lớn và những người đại diện, phát ngôn cho tổ chức
có nhiệm kỳ rõ ràng, thì sức mạnh lại nằm với tổ chức và như vậy mục tiêu để
CSVN đối phó khôgn còn là vài cá nhân nữa.
-----
Tạm
kết như sau.
Hãy
đừng tìm hoặc xây dựng một "lãnh tụ" nào hết, nhất là đừng tin vào những người
tự vẽ cho mình như là một "lãnh tụ" để mọi người thần tượng cũng như đừng dựng
một cá nhân nào khác thành "lãnh tụ" như một hình ảnh để thần
tượng.
Ngược
lại, hãy thành lập hoặc tham gia những tổ chức dấu tranh đòi quyền làm người,
đòi công bằng bình đẳng, đòi dân chủ đa nguyên... ngay cả những tổ chức nhỏ
nhưng nếu các tổ chức này có những tiêu chí, mục đích, quy định, phương pháp
hoạt động rất rõ ràng minh bạch và nghiêm chỉnh.
Đừng
tôn thờ thần tượng, đừng cầu mong có một lãnh tụ anh minh gì hết. Vì mỗi con
người đều có thể là một thành phần của một tổ chức anh minh đấu tranh hiệu quả
cho xã hội mình được quyền làm người, được đối xử công bằng và được quyền xây
dựng một xã hội phồn thịnh đấy nhé.
0 comments :
Post a Comment