Đúng hơn, vòng kim cô phải được siết vào đầu Trư Bát Giới!
Một xã hội muốn phát triển an toàn và bền vững là một xã hội đảm bảo được tinh thần thượng tôn luật định. Tinh thần đó không phải “khẩu hiệu” chung chung mà trước hết, nó phải được đánh giá cụ thể rõ ràng từ tư duy hiểu luật của những nhà chuyên trách làm luật, đề xuất luật.
Một xã hội muốn phát triển an toàn và bền vững phải là một xã hội dân sự, tức là xã hội đó phù hợp với ý chí và điều kiện thực tế của người dân, nhận được sự đồng thuận của đa số người dân.
Mới đây, UB ATGT quốc gia vừa kiến nghị tịch thu phương tiện (ô tô, xe gắn máy…) và tước phép 2 năm nếu lái xe có nồng độ cồn quá cao (> 80mg/100ml máu hoặc > 0,4mg/1ml khí thở) đã tạo nên một “cơn bão” trái chiều trên mạng bởi tính “mơ hồ” về mặt pháp lý đối với kiến nghị trên.
Theo khảo sát của Dân Trí, tính đến chiều ngày 7/3, có 17% bạn đọc đồng tình với giải pháp nên tịch thu phương tiện vì tính mạng con người là trên hết, có 29% bạn đọc cho rằng không nên tịch thu vì đó là tài sản quá lớn và nhiều khi không phải của người lái. Phương án chỉ nên xử phạt thật nặng và tước giấy phép lái xe từ 1 -3 năm được độc giả Dân trí ủng hộ cao nhất: 54%
Thông điệp mạnh?
Phó Chủ tịch UB ATGT quốc gia - tiến sĩ Khuất Việt Hùng thông qua báo chí cho biết rằng “việc đề xuất tịch thu xe của những lái xe có ‘hơi men’ là một thông điệp mạnh, trước đây chúng ta mới chỉ đưa ra những thông điệp như ‘uống bia rượu thì không lái xe’, ‘lái xe uống rượu bia là phạm luật’ vv & vv… nhưng hiệu quả không thấy rõ ràng”.
Nhận định này làm người viết nhớ đến những hình ảnh “bát nháo” và đầy “phản cảm” trên đường phố mỗi khi có chiến dịch truy quét những người buôn bán ở vỉa hè, gánh hàng rong… với mục đích làm đẹp đô thị. Nhà chức trách “rượt đuổi”, thậm chí có khi đánh đập người bán hàng rong, tịch thu xe đẩy, bảng hiệu, bàn ghế, hoa quả, rau hành cải củ, nồi ốc hút… trong tiếng van nài, tranh cãi, la ó bất lực… của những thân phận bị tịch thu phương tiện kiếm mưu sinh hàng ngày, không một giấy tờ, không một biên bản nào được xác lấp trong thời gian xảy ra “chiến dịch”. Và mọi việc, mọi thắc mắc đều được nghe một trả lời gọn tưng từ những nhân viên công vụ là “có gì lên phường giải quyết”…
Ừ thì! “Có gì lên phường giải quyết”, nhưng vĩ thanh sẽ như thế nào, có vẻ như không ổn khi luật nào cho phép “hốt hàng” của người dân?
Ừ thì! “Có gì lên phường giải quyết”, nhưng vĩ thanh sẽ như thế nào, có vẻ như không ổn khi luật nào cho phép “hốt hàng” người dân mà không lập biên bản?
Và biết rằng, những biện pháp ấy “rất mạnh” nhưng cuối cùng, nếu như những người vi phạm kia có lên phường nộp phạt để “xin lại” tài sản thì tài sản bị tịch thu đó cũng khó còn nguyên vẹn, khó xác minh chính xác được. Đã thế, chiếc xe đẩy, bảng hiệu, bàn ghế… may ra còn sử dụng lại được chứ hoa quả, rau hành cải củ, nồi ốc hút… thì ôi thôi, sau vài ngày coi như đã thành rác.
Và sau mỗi chiến dịch như vậy sẽ được gì? Người bán hàng rong vẫn tiếp tục “tìm cách” ra đường mưu sinh, và vấn nạn bán hàng rong, buôn bán vỉa hè vẫn tái diễn với quy mô tăng dần khắp các đô thị trong cả nước, bất kỳ người dân nào ra đường cũng có thể cảm nhận được điều này.
Bởi vì, tuy là “biện pháp mạnh” tịch thu tài sản của người vi phạm nhưng nó không giải quyết tận gốc được nguyên nhân của vấn nạn “bán hàng rong”, đã thế luật còn thiếu đồng bộ, lỏng lẻo, người thi hành công vụ dễ hiểu sai luật, dẫn đến lạm quyền, nhũng nhiễu, tùy tiện.
Nhắc lại hình ảnh “dẹp hàng rong” ở trên để nói rằng, đề xuất biện pháp mạnh, “thông điệp mạnh” tịch thu xe của các “ma men”… cũng sẽ có kết quả tương tự như vậy. Nếu như không có biện pháp đồng bộ sẽ không bao giờ giải quyết được tận gốc bi kịch giao thông của nước ta hiện nay.
Người dân cần sự công bằng!
Ai cũng biết rằng bia rượu là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, thế nhưng song song đó, còn có vô vàn những nguyên nhân khác cũng quan trọng không kém. Nào là ý thức của người tham gia giao thông, chất lượng công trình giao thông, chất lượng giao thông công cộng, chất lượng công vụ, quan trí… và đặc biệt là nạn mãi lộ đang gây nhức nhối trong toàn xã hội.
Theo báo cáo về Chất có cồn và Sức khỏe của WHO trong năm 2014 cho thấy trong số hơn 3,3 triệu ca tử vong có liên quan đến chất có cồn trên toàn cầu thì 15% số tử vong đó là do tai nạn giao thông có liên quan đến chất có cồn, vậy 75% số tử vong còn lại là do đâu?
Phương tiện của người bán hàng rong là một tài sản “bé” nhưng cách giải quyết của chính quyền bao nhiêu lâu vẫn không khéo, bây giờ vẫn là vấn nạn… Thử hỏi, việc tịch thu chiếc xe máy, xe ô tô là tài sản “lớn” của một người dân, của một gia đình, một cơ quan công sở… thì sự bất ổn sẽ lên đến chừng nào? Và việc tịch thu đó căn cứ vào quy định nào của luật hiện hành?
Đồng ý rằng, người dân “sợ” mất tài sản nên sẽ không dám uống bia, rượu khi tham gia giao thông, nhưng dẫn biện khái niệm “sợ” nó không hợp lý trong một xã hội văn minh. Một xã hội văn minh cần nhất là sự đồng thuận, công bằng và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Hình như, UB ATGT quốc gia có thiên hướng chăm chăm vào biện pháp chế tài xử lý vi phạm… hơn là các giải pháp đồng bộ, như vậy là không công bằng. Tai nạn giao thông vẫn sẽ tăng nếu như giá bia, rượu vẫn còn quá rẻ, tai nạn giao thông vẫn tăng nếu như nghĩ lễ quá nhiều ngày, tai nạn giao thông vẫn còn tăng nếu như nạn mãi lộ vẫn không thuyên giảm…
Nếu ví công việc bảo vệ “an toàn giao thông” như câu chuyện Đường Tăng đi lấy kinh thì để việc lấy kinh sớm hơn, nhanh hơn, đạt “hiệu quả rõ ràng hơn” đáng lẻ ra vòng kim cô phải được siết vào đầu của Trư Bát Giới, nhưng thực tế đáng buồn là, "Đường Tăng lại thích nghe lời Trư Bát Giới hơn! ". (*)
Truyện dài hay ngắn là do tác giả quyết định, cuối cùng thì Trư Bát Giới cũng thành Phật, nhưng Tề Thiên Đại Thánh chịu quá nhiều bất công.
Cũng may, việc tịch thu phương tiện đi lại của "ma men" đã được hoãn...
Cũng may, việc tịch thu phương tiện đi lại của "ma men" đã được hoãn...
0 comments :
Post a Comment