Jul 25, 2014

Đi cùng Thánh Giá sang phía tự do, kỷ niệm 60 năm di cư

Hà Giang/Người Việt (tổng hợp)

Ngày 21 Tháng Bảy, 1954, nhật báo The Los Angeles Times đi tin lớn: "Armistice signed ending fighting in Indo-China, Vietnam to be split in 2 Zones" (Hiệp định đình chiến được ký kết, chấm dứt chiến tranh Ðông Dương, Việt Nam bị chia đôi).




Trang đầu nhật báo The Los Angeles Times số ra ngày 21 Tháng Bảy, 1954, với bản tin lớn nhất có tựa đề: "Armistice signed ending fighting in Indo-China, Vietnam to be split in 2 Zones." (Hình: Hà Giang/Người Việt)



Nhật báo The New York Times cũng đi tin lớn: "Indochina armistice is signed; Vietnam split at 17th parallel; US finds it can "respect" pact" (Hiệp Ðịnh Ðình Chiến đã được ký kết, Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến 17, Hoa Kỳ tôn trọng thỏa thuận.)

Tại Pháp, đài phát thanh Hirondelle của quân đội Pháp vang lên lời loan báo: "Hiệp Ðịnh Ðình Chiến đã được ký kết." Tờ báo của quân đội Pháp cũng đăng nguyên câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn.

Mọi người bàng hoàng dù biết trước thế nào việc này cũng sẽ đến.

Thôi, thế là không còn gì để phải băn khoăn về tình hình đất nước!

Giờ đây, điều khẩn cấp nhất mà nhiều người cần quyết định là ở lại đất Bắc hay đưa gia đình vào Nam. Và nếu đi, thì phải làm gì cho kịp thời hạn. Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng thì có 300 ngày cho mọi người di tản.

Người muốn di cư vào Nam thường là vì lý do chính trị, kinh tế, hay những kinh nghiệm đau thương từng có với Việt Minh - tức Cộng Sản. Họ thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.


Hãm hại người Công Giáo muốn ra đi


Giới tư sản lo gia tài của họ có nguy cơ bị tịch thu. Thành phần trí thức không thích Chủ Nghĩa Cộng Sản. Người theo đạo Công Giáo thấy rằng không thể tiếp tục sống nơi họ không được thờ phượng Chúa.

Cũng có người từng là nạn nhân trực tiếp, hay có người thân bị đấu tố, tài sản bị tước hết trong cuộc cải cách ruộng đất từ năm 1953. Cả những đồng bào Thượng ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, trước đây theo quân đội Pháp chống Việt Minh cũng tràn về Hà Nội để tìm đường vào Nam lánh nạn.

Ký giả Gertrude Samuels, trong bài "Passage to Freedom in Vietnam," đăng trên ấn bản Tháng Sáu, 1955 của The National Geographic, viết về trường hợp của ông Ngô Văn Hội, một người mà ông mô tả là "còm cõi trong chiếc áo rách nát và quần cụt đen," như sau: "Gia đình tôi có nhiều người bị giết, cả vì bom của Pháp lẫn vì bị Việt Minh sát hại. Chúng tôi còn bị cộng sản cấm đi nhà thờ."

Và kết luận: "Ðó là lý do tại sao ông Hộ mang vợ và 7 con đến nhà thờ Hưng Yên, nơi ông cùng nhiều người khác trong cùng xứ đạo, bắt đầu cuộc hành trình hơn 1,600 cây số đi tìm tự do."

Theo ghi chép của ông Ðức Khương, trong tài liệu "Người Công Giáo di cư, khúc quanh lịch sử," Giáo Phận Thái Bình có 80,000 giáo dân cùng hơn 60 linh mục đi theo làn sóng di cư.

Trong khi đó, cũng trong tài liệu này, sổ tay của ông ÐÐK, một người Công Giáo Thái Bình, sau này định cư tại Hố Nai, ghi lại: "Sáng ngày 27 Tháng Bảy 1954, cha Chánh Xứ Ðaminh Ðỗ Ðức Thụ cùng toàn thể dân xứ hiệp dâng Thánh lễ cuối cùng tại nhà thờ nhà xứ Lai Ổn để xin ơn bình an cho cuộc lữ hành. Sau Thánh lễ, cha xứ bùi ngùi lên tiếng từ giã thầy xứ và những giáo dân ở lại, từ giã ngôi thánh đường thân yêu, giã từ quê hương yêu dấu là nơi tổ tiên đang an nghỉ, làm nhiều người mủi lòng và khóc nức nở."

"Ðúng 13 giờ cùng ngày, cha xứ dẫn đoàn chiên lên đường, đoàn người lũ lượt theo nhau, tay xách, nách mang ra đi trong thinh lặng buồn bã. Họ bỏ lại sau lưng tất cả nhà cửa, trâu bò, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên. Hành trang quý nhất họ mang theo là một "niềm tin." Thỉnh thoảng, người ta ngoảnh đầu lại ngắm nhìn làng xã thân yêu mỗi lúc một xa dần, rồi mất hút. Sau ba cây số, qua sông Luộc rồi họ nghỉ đêm tại Phụ Dực. Sáng ngày, một đoàn xe đến chở dân xứ sang An Thổ, nghỉ lại đây một đêm, cha xứ cho giết con ngựa quý của mình đãi giáo dân một bữa tiệc."

"Ngày hôm sau, đoàn xe lại đến chở dân xứ ra Xuân Sơn (Kiến An), nghỉ lại đây 25 ngày tại giáo xứ Liễu Dinh để chờ đón những người trong xứ đi sau. Ở đây, tất cả mọi người đều được chích ngừa và chủng đậu. Ngày thứ 25, xe lại đến chuyển dân xứ ra Hải Phòng tá túc qua đêm. Sáng sớm hôm sau, dưới cơn mưa dầm, đoàn xe tiếp tục chuyển bánh ra bờ biển, sau đó mọi người được hướng dẫn xuống tàu 'há mồm.'"

Ký giả Gertrude Samuels, theo sát cuộc di cư kéo dài gần một năm, cho biết, ở nhiều nơi, cả làng kéo nhau đi, và câu hỏi chung của ông với nhiều người "tại sao lại bỏ hết để đi vào Nam," đã được đáp lại bằng những câu trả lời tương tự:

"Vì chúng tôi muốn sống tự do."

"Vì chúng tôi sợ chủ nghĩa Cộng Sản!"

"Vì muốn con cái chúng tôi được tự do theo Ðạo."

"Vì chúng tôi bị bắt phải bỏ Ðạo."

Nhiều tài liệu, tuy đưa ra những con số khác nhau, đều cho rằng việc cấm Ðạo là nguyên nhân khiến phần lớn người Bắc di cư vào Nam là tín đồ Công Giáo.



Trang đầu nhật báo The New York Times số ra ngày 21 Tháng Bảy, 1954 nói về Hiệp Ðịnh Geneva: "Indochina armistice is signed; Vietnam split at 17th parallel; US finds it can "respect" pact." (Hình: Hà Giang/Người Việt)


Bác Sĩ Tom Dooley, viết về thời gian phục vụ trên chiến hạm USS Montague trong công tác đưa người di cư vào Nam trong cuốn "Deliver Us From Evil" (Xin Cứu Chúng Con Khỏi Mọi Sự Dữ), xuất bản năm 1961, kể lại một chuyện đàn áp tôn giáo hãi hùng. Ông viết: "Một hôm người ta đưa đến trại tị nạn (ở Hải Phòng) bảy em trai bị thương ở hai tai, máu chảy lênh láng, và một người đàn ông miệng bê bết máu đã ngất xỉu, để xin cấp cứu."

"Tôi đã dùng thuốc trụ sinh, và mọi phương tiện khó khăn lúc đó, để cứu sống những nạn nhân này, nhưng họ vẫn bị tàn tật suốt đời."

"Một người được chứng kiến câu chuyện, sau đó kể cho chúng tôi biết là, hôm đó Việt Minh kéo vào làng, họ đến ngôi trường mà một thầy giáo bị tố cáo là đã lén lút tổ chức những lớp học giáo lý vào buổi tối."

"Bảy học sinh và thầy giáo bị lôi ra khỏi lớp. Tất cả bị bắt ngồi xuống đất và hai tay bị trói ra đằng sau."

"Hai người công an đi đến từng đứa trẻ. Một người dùng hai tay nắm chặt lấy đầu đứa bé. Người kia lấy một chiếc đũa bằng tre chọc mạnh sâu vào cả hai đôi tai, máu các em chảy ròng ròng, và cả làng có thể nghe thấy tiếng kêu hét kinh hoàng của những nạn nhân khốn khổ."

"Sau khi đã phải chứng kiến cảnh từng học trò của mình bị chọc hỏng tai, thầy giáo bị trừng phạt bằng một hình phạt nặng nề hơn. Một công an nắm chặt đầu ông, còn người kia banh miệng ông ra, dùng kéo cắt đi chiếc lưỡi đã dám rao giảng những giáo điều đi ngược với chính sách của đảng. Những em học trò này từ nay không thể nghe được lời rao giảng nào nữa, và thầy giáo bị câm thì không còn bao giờ nói được những điều bị cấm."

Bác Sĩ Tom Dooley tâm sự: "Lúc đó tôi mới chỉ là một bác sĩ giải phẫu còn non tay nghề, nhưng đã phải đối phó với nhiều trường hợp mà sách vở nhà trường chưa bao giờ nói đến: chẳng hạn phải làm gì cho trẻ em đã bị chọc đũa vào lỗ tai, cho các bà cụ mà xương cổ vốn đã xốp còn bị đập giập vì báng súng, và cho một linh mục bị đóng đinh vào đầu, vì bị Việt Minh chế nhạo việc chúa Giê Su bị đội vòng gai trên đầu khi chịu chết trên Thánh Giá."



Lập thành trì chống Cộng tại miền Nam



Có nhiều con số khác nhau liên quan đến số người Công Giáo di cư từ Bắc vào Nam.

Theo bản tường trình 14 trang về tình hình người tị nạn ở Bắc Việt của Giám Mục Phạm Ngọc Chi (địa phận Bùi Chu), gửi Bộ Truyền Giáo Roma, tháng 10, 1955, thì trong tổng số 860,206 người di cư vào Nam, có 676,348 giáo dân.

Tác giả Jean Marvier trong cuốn "Les combattants de Dieu" cho rằng 100% người di cư là người Công Giáo.

Theo tác giả Piero Ghedo, trong cuốn "Catholiques et bouddhistes au VietNam," xuất bản năm 1970, thì thống kê của Giám Ðốc Ủy Ban Tị Nạn Sài Gòn cho rằng có tổng số 928,152 người di cư, trong đó 794, 876 là người Công Giáo.

Tác giả Chester Cooper trong "The lost crusade, America in VietNam," đưa ra con số 85% người Bắc di cư là người Công Giáo.

Hai tác giả J. Buttinger trong "VietNam, a dragon embattled," và Bernard Fall trong "Les deux VietNam," cùng đưa ra con số là 65% hay khoảng 650,000 trong 1 triệu người di cư là người Công Giáo.

Dù con số là bao nhiêu, 65%, 78% hay 85%, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của người Công Giáo trong cuộc di cư của gần 1 triệu người Bắc vào Nam cách đây 60 năm.

Và khẳng định mạnh mẽ nhất vai trò then chốt này của người Công Giáo trong việc di cư, không ai khác hơn, lại chính là Việt Minh, thông qua thực tế là họ tìm đủ mọi cách ngăn cản người Công Giáo đồng loạt theo nhau vào Nam vào thời gian ấy.

Tập tài liệu lưu trữ tại Bộ Ngoại Giao Ba Lan, có tên "Tường trình về hoạt động của phái đoàn Công Giáo tại Việt Nam từ ngày 13 Tháng Tư đến ngày 30 Tháng Năm, 1955, Hà Nội," mang chữ ký của Wojciech Ketrzynski, cho chúng ta thêm nhiều chứng cớ về tầm quan trọng của việc người Công Giáo di cư, đối với Việt Minh.

Tập tài liệu nói trên do Tiến Sĩ Trần Thị Liên, tiến sĩ sử học tại Pháp, dịch và phổ biến năm 2005. Ngay từ đầu, tài liệu đã hé lộ cho thấy ngay sau khi Hiệp Ðịnh Genève được ký kết, nước Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan đã được phía Việt Minh yêu cầu giúp giải quyết vấn đề người Công Giáo ồ ạt di cư vào Nam.

Là một thành viên phái đoàn Công Giáo Ba Lan được Việt Nam mời qua thăm vào mùa Xuân 1955, ông Wojciech Ketrzynski kết luận bản tường trình nói trên bằng câu: "Trong tổng thể các vấn đề chính trị của Việt Nam, yếu tố Công Giáo tuy không giữ vai trò quan yếu nhất, nhưng vì là nhóm tôn giáo có tổ chức, thuần nhất và lớn mạnh nhất, Công Giáo có một trọng lượng nhất định trong cán cân quyền lực chung."

Trước cuộc di cư, dân số miền Bắc khoảng 12 triệu người, so với dân số khoảng 11 triệu người ở miền Nam. Con số 1 triệu người di cư vào Nam, với Việt Minh, vừa là một sự mất mặt, vừa là một đe dọa lớn.

Một mặt họ đàn áp người Công Giáo, vì chống đối họ, mặt khác lại tìm đủ mọi cách để đe dọa, ngăn cản, thậm chí hãm hại người Công Giáo tìm cách di cư vào Nam, vì không thể đứng yên nhìn cán cân quyền lực nghiêng về phía đối phương.

Người Công Giáo di cư còn đóng vai trò lớn vì họ không chỉ đi từng người, từng nhà, mà là đi từng làng một. Việc họ đi theo các vị linh mục, lãnh đạo tinh thần, và chăm lo cho cả đời sống xã hội của họ, là một điều hết sức tự nhiên. Thái độ tôn kính và vâng lời gần như tuyệt đối của con chiên với các cha, các giám mục của cộng đồng người Công Giáo miền Bắc cũng gây một ảnh hưởng lớn trong việc tái định cư và hòa nhập của người Bắc di cư vào xã hội miền Nam.

Nhiều thống kê cho thấy, ngoại trừ Hà Nội là một trong 2 điểm tập trung cho quá trình di cư, giáo phận nào có giám mục chọn ra đi thì số linh mục và giáo dân cũng ra đi đông đảo; ngược lại giáo phận nào mà giám mục chọn ở lại thì số ra đi cũng ít hơn.

Khi đã vào Nam rồi, người Công Giáo lại tiếp tục sống quây quần sinh hoạt với nhau trong những giáo xứ, giáo phận, tạo thành một cộng đồng có bản sắc riêng, và tạo nên những thành trì chống Cộng vững chắc cho miền Nam. (H.G.)

Đi lại "Hành Trình Sang Phía Tự Do"

Hà Giang/Người Việt (tổng hợp)

Hà Nội những ngày cuối năm 1954 im lìm, ảm đạm giữa mùa Ðông lạnh giá.

Hà Nội những ngày ấy đã vắng hẳn một lớp người; thay vào đó là sự xuất hiện của những khuôn mặt lạ - đầu đội nón cối làm bằng nan tre, chân mang dép "Bình Trị Thiên."


Bốn thủy thủ của chiến hạm USS Bayfield cầm biểu ngữ đón chào người dân di cư lên tàu vào Nam tại Hải Phòng, 3 Tháng Chín, 1954. (Hình: US Navy Department)

Không còn những tiếng guốc reo vui, người Hà Nội giờ đây rón rén rỉ tai nhau về những "chính sách" mới được ban hành. "Cán bộ" ngập tràn đường phố, nhìn mọi người với cặp mắt soi mói, dò xét. Chiếc áo dài duyên dáng và khăn san thướt tha của thiếu nữ Hà Nội cùng những khuôn mặt tươi cười đột nhiên biến mất, thay vào đó là một loạt phụ nữ trong đồng phục mới, áo sơ mi, quần đen, và nét mặt đăm chiêu khép kín.

Lịch sử đã sang trang!

"Hành Trình Tới Tự Do"

Chỉ trước đó không lâu, trên một chiến hạm ở đâu đó phía Tây Thái Bình Dương, Ðô Ðốc Lorenzo S. Sabin của Hải Quân Hoa Kỳ nhận một mệnh lệnh bất ngờ: Chỉ huy Lực Lượng Ðặc Nhiệm 90, thi hành "Chiến Dịch Hành Trình Tới Tự Do" - Operation Passage to Freedom.


Một thủy thủy đỡ hộ quang gánh cho một người đàn bà di cư đang lên chiến hạm USS Bayfield để được đưa vào Sài Gòn, 3 Tháng Chín, 1954, tại Hải Phòng. (Hình: US Navy Department)

Ðô Ðốc Sabin không có nhiều thời gian chuẩn bị, Hành Trình Tới Tự Do bắt đầu từ ngày 8 Tháng Tám, 1954, với nhiệm vụ: Vận chuyển an toàn nhất, nhanh nhất, và nhiều nhất số người Việt Nam muốn di cư vào miền Nam.

Phản ứng tức thời, Ðô Ðốc Sabin yêu cầu sự hỗ trợ của tình báo Hoa Kỳ (lúc đó chưa đầu tư nhiều vào Việt Nam) và tình báo Pháp (vốn không còn thiết tha lắm trong việc hỗ trợ người Mỹ) để tìm hiểu tối đa về một đất nước mà trước đó ông không hề dính líu.

Tin tình báo cho biết, dù đã ký Hiệp Ðịnh Geneve, Việt Minh không muốn đồng bào miền Bắc bỏ đi, và sẽ tìm đủ mọi cách để ngăn cản. Tin tức nói rằng, Việt Minh có thể sẽ đặt mìn ngầm gần các cảng nơi người di cư sẽ được Hoa Kỳ đưa lên tàu chở vào Sài Gòn; quan trọng hơn, quân đội Trung Cộng rất có thể sẽ giúp người cộng sản cản trở đoàn người di cư.

Theo Ronald B. Frankum, tác giả cuốn "Operation Passage to Freedom, The US Navy in Vietnam, 1954-1955," chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, Ðô Ðốc Sabin đã soạn xong chương trình hành động và chỉ thị dài hơn một trăm trang, phân phối ngay cho các đơn vị liên quan để mọi nơi bắt đầu thi hành.

Ở miền Bắc, Hải Phòng được cho là cảng lý tưởng để đón người di cư. Ðơn Vị Kiểm Soát (Control Unit) được lệnh nghiên cứu lòng biển và bãi biển gần nơi Hoa Kỳ sẽ cho neo tàu "há mồm" đón đoàn người di cư. Ở miền Nam, họ được lệnh rà soát và phá mìn gần sông Bạch Ðằng, nơi các chiến hạm Hoa Kỳ sẽ cập bến, đổ người xuống lòng thành phố Sài Gòn.

Trên khắp Biển Ðông, thuyền trưởng của hơn 110 chiến hạm lớn nhỏ nhận lệnh khẩn cấp: Trong thời gian ngắn nhất, tự lo liệu để điều chỉnh tàu của mình thành tàu chuyên chở, có khả năng vận chuyển và săn sóc sức khỏe cho hàng ngàn người, chuẩn bị cho một nhiệm vụ bí mật mang tên gọi "Chiến Dịch Hành Trình Tới Tự Do."

Chiến Dịch Hành Trình Tới Tự Do của Hải Quân Hoa Kỳ được hoạch định chu đáo đến nỗi, mỗi một chiếc tàu đến Hải Phòng đều phải có đầy đủ nhân viên y tế, và phải có ít nhất một người nói lưu loát tiếng Việt, thêm một người nói lưu loát tiếng Pháp. Tất cả thủy thủ đoàn được dặn dò kỹ lưỡng, phải đối xử tử tế ân cần với người di cư, để "làm nổi bật lòng nhân đạo của quân đội Hoa Kỳ trước sự tàn ác của cộng sản."

Từ chiến hạm USS Montague đang lênh đênh ở Philippines, một bác sĩ quân y viết trong hồi ký: "Chúng tôi được lệnh phải đến Hải Phòng, Việt Nam, vào ngày 12 Tháng Tám, cắm sào ở đó, chờ nhận chỉ thị về Chiến Dịch Hành Trình Tự Do, và được dặn đây là một công tác mật, không được tiết lộ. Việc giữ bí mật thật ra không khó, vì chẳng một ai biết tí gì về chiến dịch này, càng không biết mình phải đưa ai đi tìm tự do, đi từ đâu, và tại sao."

Hồi ký của Bác Sĩ Tom Dooley, "Deliver Us From Evil" ố "Xin Cứu Chúng Con Khỏi Mọi Sự Dữ" - xuất bản năm 1961, viết rằng, tuy chưa nhận chỉ thị, Thuyền Trưởng William Cox xem ra hiểu rất rõ mình sẽ phải làm gì. Ông ra lệnh cho thủy thủ đoàn, trong vòng vài ngày phải biến USS Montague thành tàu chở người, và phải chứa được 2,000 hành khách, con số được lệnh trên đưa xuống, tính theo sức chứa của tàu.

USS Montague dài 460 feet, có 5 kho chứa hàng lớn, mỗi kho cao 3 tầng. Các kho này dùng để chứa xe vận tải, bình chứa nhiên liệu, và những loại xe khác dùng cho việc đổ bộ, vì thế không có lỗ thông hơi.

Trong vòng một tuần lễ, toàn bộ thủy thủ đoàn bận rộn với tiếng búa, tiếng cưa và tiếng người chỉ huy. Tất cả mọi tài sáng tạo của thủy thủ đoàn được vận dụng vào việc tạo môi trường thoải mái nhất cho "hành khách."


Tuyên Úy Hải Quân Hoa Kỳ, Francis J. Fitzpatrick, giúp phiên dịch cho một phụ nữ di cư trên tàu USS Bayfield, trong cuộc hành trình từ Hải Phòng vào Sài Gòn, Tháng Chín, 1954. (Hình: US Navy Department)


Bác Sĩ Tom Dooley hài hước: "Tác phẩm đặc sắc nhất của Thuyền Trưởng Cox là hệ thống nhà vệ sinh: những thùng chứa dầu được chẻ dọc làm đôi, hai đầu hàn lại với nhau, trên đó là chỗ ngồi bằng gỗ với những lỗ tròn được khoét cho vừa mông người ngồi. Sau khi chỗ ngồi được cắt xong, ông thuyền trưởng đi một vòng kiểm soát, và ra lệnh nhân viên dùng giấy nhám làm cho mịn để người ngồi khỏi bị dằm đâm vào.

Nếu lúc đó ông biết kiểu ngồi xổm khi đi đại tiện của người Á Ðông thì có lẽ đã không nhọc công như thế."

USS Montague đến vịnh Hạ Long vào ngày 14 Tháng Tám, 1954. Vài chiếc tàu khác thả neo cùng ngày. Sáng sớm 15 Tháng Tám, có năm chiến hạm xếp hàng. USS Montague đứng đầu, và USS Menard đứng vị trí thứ 5.

Với bảng hiệu sẵn sàng, chúng tôi hồi hộp chờ đón đoàn người di cư đầu tiên bước chân lên tàu.

Vượt thoát

Trên nguyên tắc, Hiệp Ðịnh Geneve quy định rằng mọi người được tự do chọn thể chế nơi mình sẽ sinh sống, và bất cứ ai muốn di cư vào Nam sẽ được ung dung ra đi cho đến hết đến Tháng Năm, 1955.

Trên thực tế, khắp các nẻo đường, nhất là những thành phố nhỏ, nơi không có sự hiện diện của các quan sát viên quốc tế, Việt Minh luôn lén lút tìm cách ngăn cản, ruồng bắt người muốn ra đi, khiến họ phải liều chết tìm đường lẩn trốn.

Ðể tránh bị dòm ngó, theo dõi và ngăn cản, rất nhiều gia đình phải chia nhau ra thành từng nhóm nhỏ mà đi. Chẳng hạn, trong trường hợp mình, nhà văn Mặc Giao kể lại trong bài viết "Cuộc Trốn Chạy của Gia Ðình Tôi:" "Gia đình tôi phải đi Hải Phòng làm hai đợt. Ðợt đầu bố tôi dẫn tôi và hai em trai đi theo. Mẹ tôi, chị họ tôi và hai em nhỏ phải đợi đi đợt sau. Chúng tôi đi xe hàng lên Hà Nội rồi từ đó đi xe hỏa xuống Hải Phòng. Hà Nội đã được Việt Minh tiếp thu từ tháng 10. Muốn đi Hải Phòng phải có giấy phép vì là đi vào vùng địch còn kiểm soát."

Ông kể lại cảnh người di cư bị trấn lột tại ranh giới giữa hai vùng kiểm soát: "Ðịa điểm ranh giới giữa hai vùng kiểm soát là ga Ðỗ Xá thuộc tỉnh Hải Dương trên quốc lộ số 5. Tại ga này, trước khi sang vùng địch kiểm soát, mọi hành khách đều bị lục xét tỉ mỉ. Nhiều phụ nữ và trẻ em bị lột quần áo để khám xem có dấu vàng và tiền Ðông Dương Ngân Hàng trong người hay không. Vàng và tiền Ðông Dương bị tịch thu hết. Nhiều người khi bị lột hết vàng và tiền đã khóc lóc quay về, không dám đi Nam khi chỉ có hai bàn tay trắng."

Cảnh Việt Minh tìm cách ngăn cản người di cư ở các nhà ga cũng được Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức viết lại trong bài "Từ Bắc Kỳ Di Cư tới Tỵ Nạn Chính Trị," phổ biến Tháng Tư, 2004: "Ngày ngồi trên xe lửa từ Hải Dương xuống Hải Phòng tôi mới thực vất vả, và chứng kiến nhiều bi hài kịch. Tàu đậu ở nhiều ga dọc theo đường số 5 để lấy thêm khách, mà hầu hết là xuống Hải Phòng để vào Nam bằng tàu biển há mồm. Cán bộ địa phương được tung ra để gây trở ngại cho người di cư. Thôi thì họ khóc lóc, níu kéo ở lại, ngăn cản người ta lên tầu. Cũng có những người lớn tiếng chửi mắng "đi liếm chân đế quốc, đi làm Việt gian cho giặc Pháp." Rồi lôi kéo đồ đạc đánh đập cho bõ ghét.

Trong “Deliver Us From Evil” tác giả Tom Dooley viết lại lời của một số người di cư từ làng Cửa Lò, Nghệ An, may mắn trốn ra được đến Hải Phòng:
“Trên những con thuyền chỉ chở tối đa là 25 người, đêm nay chúng tôi chất cả hàng trăm người. Thuyền chúng tôi lặng lẽ rời bờ, hướng về phía biển Ðông, im lặng như màn đêm. Chuyến đi kéo dài năm ngày năm đêm. Không thể đốt lửa vì củi quá ướt, chúng tôi bắt buộc phải ăn cơm sống, trà thì bị ngập nước biển không còn uống được nữa. Không ai uống nước trong suốt mấy ngày, nhiều trẻ con và đàn bà chết lả vì đói và vì khát.”
Điều này giải thích trình trạng thảm thương của họ khi đến được nơi đoàn tầu há mồm đang đợi. Bác Sĩ Tom Dooley kể lại trong hồi ký của mình, rằng ông cùng nhiều thủy thủ khác "hết sức sửng sốt khi đón đoàn người di cư đầu tiên." "Một 'tàu đổ bộ xe tăng' của Pháp đang từ từ đến gần. Nhìn vào trong, tôi giật mình hãi hùng: hơn 1,000 người đứng dúm vào nhau trên boong, chồng chất lên nhau như gà vịt trong một cái chuồng chật hẹp. Họ ướt mèm, say sóng và ngất ngư vì nắng. Họ câm nín vì sợ hãi, con nít ngồi chen chúc giữa lòng người lớn."

"Tàu Pháp đến cạnh tàu chúng tôi, một chiếc cầu thang được thả xuống boong. Người ta bảo người di cư bước lên, tôi thấy họ do dự vì sợ hãi. Sau này hỏi ra mới biết là họ đã bị tuyên truyền rằng người Mỹ man rợ và vô nhân đạo, rằng người Mỹ sẽ mang họ ra khơi để xô hết xuống biển."

Bác Sĩ Dooley kể tiếp: "Một cụ già, có lẽ là đoàn trưởng, phản ứng trước. Cụ đứng dậy một cách khó khăn. Cụ đội nón lá và cầm một cái điếu cày. Tay kia, cụ ôm chặt một khung hình đức Mẹ Maria đã sứt mẻ. Hiển nhiên đây là hai thứ rất quý giá, và có lẽ là tài sản duy nhất cụ mang theo. Cụ bước đi vài bước đầu, rất quả quyết, nhưng sau khi nhìn qua khe thang xuống mặt biển, cụ khựng lại, chân như bị đóng băng. Khi ngước lên, nét mặt nhăn nheo của cụ tỏ lộ biết bao nhiêu điều: Ðói lả, sợ hãi trước biển cả mênh mông, và hoảng sợ với tương lai bất định trước mắt. Lưng cụ còng xuống như đã phải chịu đựng một gánh nặng lâu đời, khi cụ lo lắng ngả nón ra, trên đầu cụ có từng đám chốc lở. Xương cụ giơ ra, một hình ảnh thảm hại mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy trên đời. Việt Nam là thế này ư?"


Một thủy thủ trên chiến hạm USS Bayfield chia nước uống cho dân di cư trong cuộc hành trình từ Hải Phòng vào Sài Gòn, Tháng Chín, 1954. (Hình: US Navy Department)


Ký giả Gertrude Samuels viết trong phóng sự đặc biệt trên tạp chí National Geographic xuất bản Tháng Sáu, 1955, rằng, "Bệnh sốt rét và tình trạng suy yếu sức khỏe nói chung đã khiến nhiều người thiệt mạng. Tình trạng sức khỏe của nhiều người Việt Nam khi lên đến tàu há mồm của Mỹ được mô tả là thảm hại. Nhiều người đã phải liều mạng vượt những chặng đường dài rất nguy hiểm và gian nan để đến được trung tâm tiếp cư."


Trên tàu há mồm

Với người di cư, lên đến được tàu há mồm là đã vượt được hơn 2/3 chặng đường gian khổ. Với nhiều thủy thủ Hoa Kỳ phục vụ trong những chiếc tàu này, tham gia chiến dịch Passage to Freedom là một "kinh nghiệm nhớ đời."

Thủy thủ Warren Carara, phục vụ trên chiến hạm USS Skagit, kể lại: "Tôi còn nhớ mãi cái nóng kinh khủng, những con người đói lả, mùi hôi nồng nặc của khu nhà vệ sinh, và mỗi chuyến ra Hải Phòng hay vào Sài Gòn là một kinh nghiệm mới tinh khôi. Tôi nhớ đã dẫn mấy em bé trai vào nhà tắm, giúp các em tắm rửa, rồi thưởng cho các kẹo chewing gum sau khi tắm xong. Chưa thấy chewing gum bao giờ, có em nhai cả giấy."

"Nhưng nhớ nhất là khi tôi giúp một bà cụ với đôi quang gánh và hai thúng rất nặng leo lên tàu. Cụ chắc không nặng tới 36 ký, trong khi đó tôi nặng 84 ký và tự hào là mình rất lực sĩ. Nhưng đến lúc tôi cúi xuống tìm cách nâng đôi gánh lên cho cụ và xiểng liểng vì quá nặng thì mới bị... quê mặt. Dĩ nhiên hôm đó tôi bị các bạn cười cho một trận quá xá."

Một người di cư trên USS Skagit năm xưa, ký tên là Henry Ðỗ, viết: "Tôi không thể quên được giây phút đầu tiên bước lên một chiếc tàu Mỹ để vào Nam. Một thủy thủ cho tôi viên kẹo. Lúc ấy, tôi không cám ơn được bằng tiếng Anh. Trời ơi! Sao mà ngon thế. Viên kẹo ngon nhất trần đời. Hai mươi mốt năm sau, giây phút cảm động là khi tôi nhìn thấy lại viên kẹo ấy ở... đất Mỹ. Giờ đây tôi tha hồ ăn kẹo, nhưng tôi không ăn nhiều. Tôi ăn lại viên kẹo ấy chỉ vì muốn nhớ đến người thủy thủ và chiếc tàu đã đưa tôi và gia đình đến vùng đất tự do."

Ký giả Gertrude Samuels kể lại cảnh chiến hạm USS Mountrail đón người ở Hải Phòng: "Gần tàu, những biểu ngữ lớn đón chào đoàn người di cư bằng 3 thứ tiếng: "Good luck on your passage to freedom." Chúc bạn may mắn trên đường tìm tự do. Thiện nguyện viên trao cho mỗi gia đình một gói quà đón mừng, gồm xà phòng, khăn tắm, kem đánh răng và những hộp sữa có dòng chữ 'Món quà từ người dân Hoa Kỳ đến người dân Việt Nam.' Nhưng chẳng ai có vẻ để ý đến biểu ngữ, họ nhận món quà mà không phản ứng gì, như thể những gì xảy ra trong thời gian qua đã làm họ mất hết cảm xúc."

Bác Sĩ Tom Dooley, với ngòi bút tỉ mỉ của người viết nhật ký, ghi lại từng chi tiết hành trình vào Sài Gòn của chiến hạm USS Montague: "Nhiều người trong số họ mang trên vai quang gánh bằng tre với hai chiếc thúng lớn chứa đầy đồ. Toàn bộ tài sản của họ được chứa trong quang gánh ấy. Thường là một ít quần áo, bát ăn cơm, đũa, một vài bức tượng, hay hình ảnh tôn giáo. Nhiều người sợ đến nỗi không giám nhìn thẳng vào mặt chúng tôi. Có người vừa gánh quang gánh vừa cõng con trên lưng, ngay cả trẻ em cũng đứa lớn bồng đứa bé. Trẻ em trông thật hồn nhiên, nhưng cũng thoáng nét sợ hãi."

"Hiểu được hành trình nguy hiểm và khó khăn họ vừa vượt qua, chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy chẳng ai cười. Già trẻ theo nhau leo cầu thang, rồi lọt thỏm vào bụng khổng lồ của chiến hạm với những gánh hành lý tội nghiệp. Khó mà diễn tả được nỗi ấm lòng, khi vài giờ đồng hồ sau, chúng tôi bắt đầu nhìn thấy được lác đác những nụ cười e thẹn, trước tiên là ở trẻ em, rồi sau đó cả những người lớn tuổi. Dường như hành khách của USS Montague đang bắt đầu bình tâm."

"Chúng tôi báo cho nhà bếp biết họ hân hạnh được nấu cơm cho hơn 2,000 hành khách. Một số thanh niên Việt Nam trông khỏe mạnh và tươm tất được chọn để phụ dọn thức ăn. Chúng tôi dự định chỉ phục vụ ngày hai bữa ăn, nhưng bữa ăn nọ dính vào bữa kia, thành thử hàng người đứng chờ lấy phần ăn dài liên tục suốt ngày."

"Thoạt tiên nhà bếp nấu cơm theo kiểu Mỹ, tức là cơm rời từng hạt, nhưng hơi ngượng khi thấy không người Việt Nam nào thích ăn cơm nấu như vậy. Chúng tôi nhanh chóng mời một hai người Việt vào bếp phụ nấu cơm, và từ những bữa ăn sau đó, họ ăn một cách thích thú, và sau khi no nê, còn nắm thành từng nắm bỏ vào túi xách, để dành."

Cái nóng như thiêu đốt của Việt Nam, cộng thêm số lượng người quá lớn trên tàu, gây nên nhiều cảnh thương tâm trên hành trình đi về phương Nam.


Người di cư lên tàu há mồm tại Hải Phòng để được đưa vào Nam theo chiến dịch 'Passage to Freedom' của Hải Quân Hoa Kỳ năm 1954. (Hình: US Navy Department)


Bác Sĩ Dooley kể: "Cái nóng làm chúng tôi khó thở, và mùi hôi xông lên nồng nặc. Mọi người ói mửa khắp nơi trên tàu. Không ai biết dùng hệ thống nhà vệ sinh mà Thuyền Trưởng Cox đã khổ công sáng chế. Kéo tôi qua một bên, Thuyền Trưởng Cox chỉ vào những nhóm người đang ngồi xổm thay vì đặt mông vào những vòng tròn mà ông đã bắt các thủ thủy cắt đóng, và dùng giấy nhám làm cho nhẵn. Quên mất cấp bậc của mình, tôi bật lên cười ngặt nghẽo. Ðó là thói quen của họ, chúng tôi không thể làm gì được."

"Tôi săn sóc bệnh nhân gần như đằng đẵng suốt ngày. Chẳng bao lâu, tôi tuyển mộ được vài em trẻ tuổi giúp mình, và sau một vài chỉ dẫn đơn giản, các em đã trở thành những phụ tá đắc lực, nhanh nhẹn trong việc phát thuốc, lau vết thương, thậm chí cả bôi thuốc đỏ vào đúng chỗ."

Sự khác biệt văn hóa cũng là một vấn đề của chuyến hải hành. Vẫn theo Bác Sĩ Dooley, "thuyền đi chưa được bao lâu, một binh sĩ hải quân cho tôi biết ở khu thứ 5 (kho chứa thứ 5) có một em bé sắp chết, hình như vì bị dịch tả. Em qua đời trước khi tôi kịp xác định đúng là em bị dịch tả. Ðể giữ an toàn cho mọi người, chúng tôi quyết định cử hành thủy táng ngay lập tức, và quyết định này suýt nữa khiến hành khách trên tàu nổi loạn. Thân nhân của bé thi nhau đòi nhảy xuống biển theo xác con em. Phải mất ba bốn người thủ thủy lực lưỡng mới giữ họ lại được. Tôi nhờ người thuyết phục họ uống trà, và chỉ vài phút sau họ ngủ gục thanh bình trên boong tàu. Tôi đã lén bỏ vào trà của họ một ít thuốc an thần."

"Ðể cuộc hành trình bớt phần tẻ nhạt, chúng tôi tổ chức cuộc thi hoa hậu, rồi thuyền trưởng chọn một bà di cư làm "Hoa Hậu của Hành Trình Tự Do." Hoa hậu được mặc áo choàng trắng lấy từ phòng y tế, đội vương miện do các chàng trai trong toán kỹ thuật sáng chế, ngồi trên ngai vàng do toán thợ mộc đóng, và được nhà bếp tặng thêm một phần trái cây. Tất cả những ưu đãi này làm hoa hậu đẹp lòng, và hoa hậu thưởng chúng tôi bằng nụ cười tươi, khoe hàm răng đen nhánh và đôi môi đỏ rực vì vôi ăn trầu."

"Sau vài ngày thì hầu như các em đều bu lấy các thủ thủy trẻ và nhìn mọi việc làm với những đôi mắt vừa tò mò vừa thích thú và những tràng cười giòn giã. Nếu quên đi hoàn cảnh của các em, chúng tôi ngỡ đã có lúc thoáng thấy hạnh phúc trên những khuôn mặt non trẻ. Tại sao không nhỉ? Cả đời các em chưa bao giờ được những người thủ thủy to lớn mặt đỏ gay vì nắng, ra sức cưng chiều."

"Rồi tự nhiên có một hiện tượng lạ, bánh mì, kẹo, nước ngọt không biết ở đâu xuất hiện. Hóa ra các thủ thủy thi nhau vào nhà kho xin thực phẩm để săn sóc các em của mình. Hình ảnh một người thủ thủy nổi tiếng là nóng tính và cộc cằn đang bồng một đứa bé khoảng bốn năm tuổi, tung em lên không cho em cười ngặt nghẽo, rồi đút một cây kẹo Baby Ruth vào cái miệng đầy răng sún của em, khiến tôi xúc động. Tình người vượt được mọi biên giới."

"Mỗi buổi sáng sớm trong hành trình ba ngày của chúng tôi, một vị linh mục làm lễ, và tự nhiên nhìn cảnh những người tị nạn đáng thương quỳ gối làm dấu, cầu nguyện rồi cất tiếng hát để cám ơn Thiên Chúa của họ, tôi chảy nước mắt. Chúa của họ có lẽ lúc này đang bận rộn ở đâu nên mới để họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn này. Nhưng niềm tin tôn giáo mãnh liệt của họ làm chúng tôi thấy mình nhỏ bé trước thượng đế."


Cập bến tự do

"Gần trưa của ngày thứ ba lênh đênh trên biển, chúng tôi đã đến sông Sài Gòn. Vài giờ sau, USS Montague cập bến."

"Chia tay thủ thủy đoàn đã chinh phục được cảm tình của họ chỉ trong hành trình ba ngày ngắn ngủi, đoàn người tị nạn mệt mỏi nhưng có vẻ tỉnh táo hơn trước đây, líu ríu theo chân nhau xuống thuyền. Chúng tôi lại giúp đưa quang gánh và thúng mủng của họ xuống. Nhiều bà mẹ chuyền con xuống trước. Nhưng đa số các trẻ em ôm chặt lấy người thủ thủy ưa thích của mình đến giây phút cuối cùng. Chúng tôi chờ cho hành khách tị nạn được phái đoàn giúp định cư đến đón rồi mới chuẩn bị quay tàu trở lại hướng Hải Phòng. Hành trình ba ngày vừa đủ thời gian cần thiết để thủy thủ đoàn tổng vệ sinh tàu trước khi đón loạt hành khách thứ hai."


Bác Sĩ Tom Dooley săn sóc các người tị nạn trong một trại tị nạn tại Hải Phòng, 1954. (Hình Người Việt, chụp từ cuốn "Deliver Us From Evil" của Bác Sĩ Tom Dooley)

"Hơn 2,000 hành khách đầu tiên của USS Montague đã đến bờ tự do. Giây phút lịch sử này, của đời họ, và của Việt Nam, chỉ có đám thủ thủy chúng tôi và bờ sông Sài Gòn chứng kiến."

Ngày 13 Tháng Năm, 1955, thành phố Hải Phòng bị Việt Minh tiếp thu. Khi những người lính Pháp cuối cùng rời vịnh Hạ Long ngày 22 Tháng Năm, 1955, Việt Minh hoàn toàn làm chủ miền Bắc.

Ðó cũng là thời điểm chấm dứt thời hạn 300 ngày mà người miền Bắc có thể tự do vào Nam. (H.G.)

Jul 23, 2014

"Mượn hoa cúng Phật",

DỎM!
Người ta có câu "Mượn hoa cúng Phật", tay này cúng Phật xong thì hoa đem về nhà hắn luôn he he he...
 Có những kẻ luôn lợi dụng những sự kiện lớn lao của đất nước dân tộc nhằm đánh bóng tên tuổi mỗi khi có dịp.
 Thế nhưng bản chất tham lam và ti tiện vẫn không thể che giấu được




 Kêu gọi người ta bỏ tiền ra đấu giá mua chai rượu của người khác tặng mình mà lại thòng ngay một câu kêu người ta thắng cuộc thì để chai rượu lại cho mình nhậu (hay lại đem ra bán đấu giá lần nữa?). Bùn cừi thật!
 
nguyenphunepal.

Đừng gửi con vào trường Mỹ xịn!

Đừng gửi con vào trường Mỹ xịn! Don't Send Your Kid to the Ivy League (The New Republic 21-7-14) -- Không đáng tiền mà chỉ làm chúng ngu thêm    

________________________________________________________________________________     

Don't Send Your Kid to the Ivy League The nation's top colleges are turning our kids into zombies

In the spring of 2008, I did a daylong stint on the Yale admissions committee. Wethat is, three admissions staff, a member of the college dean’s office, and me, the faculty representativewere going through submissions from eastern Pennsylvania. The applicants had been assigned a score from one to four, calculated from a string of figures and codesSATs, GPA, class rank, numerical scores to which the letters of recommendation had been converted, special notations for legacies and diversity cases. The ones had already been admitted, and the threes and fours could get in only under special conditionsif they were a nationally ranked athlete, for instance, or a “DevA,” (an applicant in the highest category of “development” cases, which means a child of very rich donors). Our task for the day was to adjudicate among the twos. Huge bowls of junk food were stationed at the side of the room to keep our energy up.
The junior officer in charge, a young man who looked to be about 30, presented each case, rat-a-tat-tat, in a blizzard of admissions jargon that I had to pick up on the fly. “Good rig”: the transcript exhibits a good degree of academic rigor. “Ed level 1”: parents have an educational level no higher than high school, indicating a genuine hardship case. “MUSD”: a musician in the highest category of promise. Kids who had five or six items on their list of extracurricularsthe “brag”were already in trouble, because that wasn’t nearly enough. We listened, asked questions, dove into a letter or two, then voted up or down.
With so many accomplished applicants to choose from, we were looking for kids with something special, “PQs”personal qualitiesthat were often revealed by the letters or essays. Kids who only had the numbers and the résumé were usually rejected: “no spark,” “not a team-builder,” “this is pretty much in the middle of the fairway for us.” One young person, who had piled up a truly insane quantity of extracurriculars and who submitted nine letters of recommendation, was felt to be “too intense.” On the other hand, the numbers and the résumé were clearly indispensable. I’d been told that successful applicants could either be “well-rounded” or “pointy”outstanding in one particular waybut if they were pointy, they had to be really pointy: a musician whose audition tape had impressed the music department, a scientist who had won a national award.
“Super People,” the writer James Atlas has called themthe stereotypical ultra-high-achieving elite college students of today. A double major, a sport, a musical instrument, a couple of foreign languages, service work in distant corners of the globe, a few hobbies thrown in for good measure: They have mastered them all, and with a serene self-assurance that leaves adults and peers alike in awe. A friend who teaches at a top university once asked her class to memorize 30 lines of the eighteenth-century poet Alexander Pope. Nearly every single kid got every single line correct. It was a thing of wonder, she said, like watching thoroughbreds circle a track.
These enviable youngsters appear to be the winners in the race we have made of childhood. But the reality is very different, as I have witnessed in many of my own students and heard from the hundreds of young people whom I have spoken with on campuses or who have written to me over the last few years. Our system of elite education manufactures young people who are smart and talented and driven, yes, but also anxious, timid, and lost, with little intellectual curiosity and a stunted sense of purpose: trapped in a bubble of privilege, heading meekly in the same direction, great at what they’re doing but with no idea why they’re doing it.
MAP: America's 10 Richest Universities Match These Countries' GDPs
When I speak of elite education, I mean prestigious institutions like Harvard or Stanford or Williams as well as the larger universe of second-tier selective schools, but I also mean everything that leads up to and away from themthe private and affluent public high schools; the ever-growing industry of tutors and consultants and test-prep courses; the admissions process itself, squatting like a dragon at the entrance to adulthood; the brand-name graduate schools and employment opportunities that come after the B.A.; and the parents and communities, largely upper-middle class, who push their children into the maw of this machine. In short, our entire system of elite education.
I should say that this subject is very personal for me. Like so many kids today, I went off to college like a sleepwalker. You chose the most prestigious place that let you in; up ahead were vaguely understood objectives: status, wealth“success.” What it meant to actually get an education and why you might want oneall this was off the table. It was only after 24 years in the Ivy Leaguecollege and a Ph.D. at Columbia, ten years on the faculty at Yalethat I started to think about what this system does to kids and how they can escape from it, what it does to our society and how we can dismantle it.
ADVERTISEMENT
 
A young woman from another school wrote me this about her boyfriend at Yale:
Before he started college, he spent most of his time reading and writing short stories. Three years later, he’s painfully insecure, worrying about things my public-educated friends don’t give a second thought to, like the stigma of eating lunch alone and whether he’s “networking” enough. No one but me knows he fakes being well-read by thumbing through the first and last chapters of any book he hears about and obsessively devouring reviews in lieu of the real thing. He does this not because he’s incurious, but because there’s a bigger social reward for being able to talk about books than for actually reading them.
I taught many wonderful young people during my years in the Ivy Leaguebright, thoughtful, creative kids whom it was a pleasure to talk with and learn from. But most of them seemed content to color within the lines that their education had marked out for them. Very few were passionate about ideas. Very few saw college as part of a larger project of intellectual discovery and development. Everyone dressed as if they were ready to be interviewed at a moment’s notice.
Look beneath the façade of seamless well-adjustment, and what you often find are toxic levels of fear, anxiety, and depression, of emptiness and aimlessness and isolation. A large-scale survey of college freshmen recently found that self-reports of emotional well-being have fallen to their lowest level in the study’s 25-year history.
So extreme are the admission standards now that kids who manage to get into elite colleges have, by definition, never experienced anything but success. The prospect of not being successful terrifies them, disorients them. The cost of falling short, even temporarily, becomes not merely practical, but existential. The result is a violent aversion to risk. You have no margin for error, so you avoid the possibility that you will ever make an error. Once, a student at Pomona told me that she’d love to have a chance to think about the things she’s studying, only she doesn’t have the time. I asked her if she had ever considered not trying to get an A in every class. She looked at me as if I had made an indecent suggestion.
There are exceptions, kids who insist, against all odds, on trying to get a real education. But their experience tends to make them feel like freaks. One student told me that a friend of hers had left Yale because she found the school “stifling to the parts of yourself that you’d call a soul.”
 
“Return on investment”: that’s the phrase you often hear today when people talk about college. What no one seems to ask is what the “return” is supposed to be. Is it just about earning more money? Is the only purpose of an education to enable you to get a job? What, in short, is college for?
The first thing that college is for is to teach you to think. That doesn’t simply mean developing the mental skills particular to individual disciplines. College is an opportunity to stand outside the world for a few years, between the orthodoxy of your family and the exigencies of career, and contemplate things from a distance.
Learning how to think is only the beginning, though. There’s something in particular you need to think about: building a self. The notion may sound strange. “We’ve taught them,” David Foster Wallace once said, “that a self is something you just have.” But it is only through the act of establishing communication between the mind and the heart, the mind and experience, that you become an individual, a unique beinga soul. The job of college is to assist you to begin to do that. Books, ideas, works of art and thought, the pressure of the minds around you that are looking for their own answers in their own ways.
College is not the only chance to learn to think, but it is the best. One thing is certain: If you haven’t started by the time you finish your B.A., there’s little likelihood you’ll do it later. That is why an undergraduate experience devoted exclusively to career preparation is four years largely wasted.
Elite schools like to boast that they teach their students how to think, but all they mean is that they train them in the analytic and rhetorical skills that are necessary for success in business and the professions. Everything is technocraticthe development of expertiseand everything is ultimately justified in technocratic terms.
Religious collegeseven obscure, regional schools that no one has ever heard of on the coastsoften do a much better job in that respect. What an indictment of the Ivy League and its peers: that colleges four levels down on the academic totem pole, enrolling students whose SAT scores are hundreds of points lower than theirs, deliver a better education, in the highest sense of the word.
At least the classes at elite schools are academically rigorous, demanding on their own terms, no? Not necessarily. In the sciences, usually; in other disciplines, not so much. There are exceptions, of course, but professors and students have largely entered into what one observer called a “nonaggression pact.” Students are regarded by the institution as “customers,” people to be pandered to instead of challenged. Professors are rewarded for research, so they want to spend as little time on their classes as they can. The profession’s whole incentive structure is biased against teaching, and the more prestigious the school, the stronger the bias is likely to be. The result is higher marks for shoddier work.
It is true that today’s young people appear to be more socially engaged than kids have been for several decades and that they are more apt to harbor creative or entrepreneurial impulses. But it is also true, at least at the most selective schools, that even if those aspirations make it out of collegea big “if”they tend to be played out within the same narrow conception of what constitutes a valid life: affluence, credentials, prestige.
Experience itself has been reduced to instrumental function, via the college essay. From learning to commodify your experiences for the application, the next step has been to seek out experiences in order to have them to commodify. The New York Times reports that there is now a thriving sector devoted to producing essay-ready summers, but what strikes one is the superficiality of the activities involved: a month traveling around Italy studying the Renaissance, “a whole day” with a band of renegade artists. A whole day!
I’ve noticed something similar when it comes to service. Why is it that people feel the need to go to places like Guatemala to do their projects of rescue or documentation, instead of Milwaukee or Arkansas? When students do stay in the States, why is it that so many head for New Orleans? Perhaps it’s no surprise, when kids are trained to think of service as something they are ultimately doing for themselvesthat is, for their résumés. “Do well by doing good,” goes the slogan. How about just doing good?
If there is one idea, above all, through which the concept of social responsibility is communicated at the most prestigious schools, it is “leadership.” “Harvard is for leaders,” goes the Cambridge cliché. To be a high-achieving student is to constantly be urged to think of yourself as a future leader of society. But what these institutions mean by leadership is nothing more than getting to the top. Making partner at a major law firm or becoming a chief executive, climbing the greasy pole of whatever hierarchy you decide to attach yourself to. I don’t think it occurs to the people in charge of elite colleges that the concept of leadership ought to have a higher meaning, or, really, any meaning.
The irony is that elite students are told that they can be whatever they want, but most of them end up choosing to be one of a few very similar things. As of 2010, about a third of graduates went into financing or consulting at a number of top schools, including Harvard, Princeton, and Cornell. Whole fields have disappeared from view: the clergy, the military, electoral politics, even academia itself, for the most part, including basic science. It’s considered glamorous to drop out of a selective college if you want to become the next Mark Zuckerberg, but ludicrous to stay in to become a social worker. “What Wall Street figured out,” as Ezra Klein has put it, “is that colleges are producing a large number of very smart, completely confused graduates. Kids who have ample mental horsepower, an incredible work ethic and no idea what to do next.”
For the most selective colleges, this system is working very well indeed. Application numbers continue to swell, endowments are robust, tuition hikes bring ritual complaints but no decline in business. Whether it is working for anyone else is a different question.
 
It almost feels ridiculous to have to insist that colleges like Harvard are bastions of privilege, where the rich send their children to learn to walk, talk, and think like the rich. Don’t we already know this? They aren’t called elite colleges for nothing. But apparently we like pretending otherwise. We live in a meritocracy, after all.
The sign of the system’s alleged fairness is the set of policies that travel under the banner of “diversity.” And that diversity does indeed represent nothing less than a social revolution. Princeton, which didn’t even admit its first woman graduatestudent until 1961a year in which a grand total of one (no doubt very lonely) African American matriculated at its collegeis now half female and only about half white. But diversity of sex and race has become a cover for increasing economic resegregation. Elite colleges are still living off the moral capital they earned in the 1960s, when they took the genuinely courageous step of dismantling the mechanisms of the WASP aristocracy.
The truth is that the meritocracy was never more than partial. Visit any elite campus across our great nation, and you can thrill to the heart-warming spectacle of the children of white businesspeople and professionals studying and playing alongside the children of black, Asian, and Latino businesspeople and professionals. Kids at schools like Stanford think that their environment is diverse if one comes from Missouri and another from Pakistan, or if one plays the cello and the other lacrosse. Never mind that all of their parents are doctors or bankers.
That doesn’t mean there aren’t a few exceptions, but that is all they are. In fact, the group that is most disadvantaged by our current admissions policies are working-class and rural whites, who are hardly present on selective campuses at all. The only way to think these places are diverse is if that’s all you’ve ever seen.
Let’s not kid ourselves: The college admissions game is not primarily about the lower and middle classes seeking to rise, or even about the upper-middle class attempting to maintain its position. It is about determining the exact hierarchy of status within the upper-middle class itself. In the affluent suburbs and well-heeled urban enclaves where this game is principally played, it is not about whether you go to an elite school. It’s about which one you go to. It is Penn versus Tufts, not Penn versus Penn State. It doesn’t matter that a bright young person can go to Ohio State, become a doctor, settle in Dayton, and make a very good living. Such an outcome is simply too horrible to contemplate.
This system is exacerbating inequality, retarding social mobility, perpetuating privilege, and creating an elite that is isolated from the society that it’s supposed to lead. The numbers are undeniable. In 1985, 46 percent of incoming freshmen at the 250 most selective colleges came from the top quarter of the income distribution. By 2000, it was 55 percent. As of 2006, only about 15 percent of students at the most competitive schools came from the bottom half. The more prestigious the school, the more unequal its student body is apt to be. And public institutions are not much better than private ones. As of 2004, 40 percent of first-year students at the most selective state campuses came from families with incomes of more than $100,000, up from 32 percent just five years earlier.
The major reason for the trend is clear. Not increasing tuition, though that is a factor, but the ever-growing cost of manufacturing children who are fit to compete in the college admissions game. The more hurdles there are, the more expensive it is to catapult your kid across them. Wealthy families start buying their children’s way into elite colleges almost from the moment they are born: music lessons, sports equipment, foreign travel (“enrichment” programs, to use the all-too-perfect term)most important, of course, private-school tuition or the costs of living in a place with top-tier public schools. The SAT is supposed to measure aptitude, but what it actually measures is parental income, which it tracks quite closely. Today, fewer than half of high-scoring students from low-income families even enroll at four-year schools.
The problem isn’t that there aren’t more qualified lower-income kids from which to choose. Elite private colleges will never allow their students’ economic profile to mirror that of society as a whole. They can’t afford tothey need a critical mass of full payers and they need to tend to their donor baseand it’s not even clear that they’d want to.
And so it is hardly a coincidence that income inequality is higher than it has been since before the Great Depression, or that social mobility is lower in the United States than in almost every other developed country. Elite colleges are not just powerless to reverse the movement toward a more unequal society; their policies actively promote it.
 
Is there anything that I can do, a lot of young people have written to ask me, to avoid becoming an out-of-touch, entitled little shit? I don’t have a satisfying answer, short of telling them to transfer to a public university. You cannot cogitate your way to sympathy with people of different backgrounds, still less to knowledge of them. You need to interact with them directly, and it has to be on an equal footing: not in the context of “service,” and not in the spirit of “making an effort,” eitherswooping down on a member of the college support staff and offering to “buy them a coffee,” as a former Yalie once suggested, in order to “ask them about themselves.”
Instead of service, how about service work? That’ll really give you insight into other people. How about waiting tables so that you can see how hard it is, physically and mentally? You really aren’t as smart as everyone has been telling you; you’re only smarter in a certain way. There are smart people who do not go to a prestigious college, or to any collegeoften precisely for reasons of class. There are smart people who are not “smart.”
I am under no illusion that it doesn’t matter where you go to college. But there are options. There are still very good public universities in every region of the country. The education is often impersonal, but the student body is usually genuinely diverse in terms of socioeconomic background, with all of the invaluable experiential learning that implies.
U.S. News and World Report supplies the percentage of freshmen at each college who finished in the highest 10 percent of their high school class. Among the top 20 universities, the number is usually above 90 percent. I’d be wary of attending schools like that. Students determine the level of classroom discussion; they shape your values and expectations, for good and ill. It’s partly because of the students that I’d warn kids away from the Ivies and their ilk. Kids at less prestigious schools are apt to be more interesting, more curious, more open, and far less entitled and competitive.
If there is anywhere that college is still collegeanywhere that teaching and the humanities are still accorded pride of placeit is the liberal arts college. Such places are small, which is not for everyone, and they’re often fairly isolated, which is also not for everyone. The best option of all may be the second-tiernot second-ratecolleges, like Reed, Kenyon, Wesleyan, Sewanee, Mount Holyoke, and others. Instead of trying to compete with Harvard and Yale, these schools have retained their allegiance to real educational values.
Not being an entitled little shit is an admirable goal. But in the end, the deeper issue is the situation that makes it so hard to be anything else. The time has come, not simply to reform that system top to bottom, but to plot our exit to another kind of society altogether.
The education system has to act to mitigate the class system, not reproduce it. Affirmative action should be based on class instead of race, a change that many have been advocating for years. Preferences for legacies and athletes ought to be discarded. SAT scores should be weighted to account for socioeconomic factors. Colleges should put an end to résumé-stuffing by imposing a limit on the number of extracurriculars that kids can list on their applications. They ought to place more value on the kind of service jobs that lower-income students often take in high school and that high achievers almost never do. They should refuse to be impressed by any opportunity that was enabled by parental wealth. Of course, they have to stop cooperating with U.S. News.
More broadly, they need to rethink their conception of merit. If schools are going to train a better class of leaders than the ones we have today, they’re going to have to ask themselves what kinds of qualities they need to promote. Selecting students by GPA or the number of extracurriculars more often benefits the faithful drudge than the original mind.
The changes must go deeper, though, than reforming the admissions process. That might address the problem of mediocrity, but it won’t address the greater one of inequality. The problem is the Ivy League itself. We have contracted the training of our leadership class to a set of private institutions. However much they claim to act for the common good, they will always place their interests first. The arrangement is great for the schools, but is Harvard’s desire for alumni donations a sufficient reason to perpetuate the class system?
I used to think that we needed to create a world where every child had an equal chance to get to the Ivy League. I’ve come to see that what we really need is to create one where you don’t have to go to the Ivy League, or any private college, to get a first-rate education.
High-quality public education, financed with public money, for the benefit of all: the exact commitment that drove the growth of public higher education in the postwar years. Everybody gets an equal chance to go as far as their hard work and talent will take themyou know, the American dream. Everyone who wants it gets to have the kind of mind-expanding, soul-enriching experience that a liberal arts education provides. We recognize that free, quality K–12 education is a right of citizenship. We also need to recognizeas we once did and as many countries still dothat the same is true of higher education. We have tried aristocracy. We have tried meritocracy. Now it’s time to try democracy.
William Deresiewicz is the author of Excellent Sheep: The Miseducation of the American Elite and The Way to a Meaningful Life, coming out August 19 from Free Press. He taught at Yale from 1998 to 2008.

Kim Chi vừa ở nước Mỹ về trò chuyện...

NSUT Kim Chi từ Mỹ về và câu chuyện đất nước với thể chế?.


Bà Đầm Xòe lược ghi.
3
NSUT Kim Chi, người từ chối giấy khen của Thủ tướng, vừa ở nước Mỹ về, hiện đang ở Hà Nội, sáng nay, ngày 22.7, tại tư gia TS khoa học Nguyễn Thanh Giang, đã có cuộc trò truyện với một số người về hoạt động của đoàn và cá nhân nghệ sĩ tại nước Mỹ trong thời gian nghệ sĩ đến làm việc và quan sát nước Mỹ.

5
NSUT Kim Chi coi cuộc trò chuyện này là một diễn đàn quan trọng nên NS đã có sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài những hoạt động của nhóm với quốc hội Mỹ, với một số các nghị sĩ của nước Mỹ như thông tin trên mạng đã được cập nhật, NS còn cho biết những cảm nhận riêng của NS khi sống trong lòng nước Mỹ, đặc biệt NS còn có cuộc gặp riêng với TS Cù Huy Hà Vũ.
Trả lời các câu hỏi về dân sinh nước Mỹ như thế nào? NS Kim Chi nêu một ví dụ, mẹ của NS chỉ là một bà lão, không có lương hưu nhưng được trợ cấp mỗi tháng 800đô la. Khi Mẹ NS do tuổi cao sức yếu phải đi viện, chi phí của bệnh viện tốn tới 200 ngàn đô la, nhưng nhờ có bảo hiểm mà gia đình chẳng mất một đồng nào. Về an ninh của nước Mỹ, NS nói, chẳng thấy công an, cảnh sát ở đâu cả. Ở đường phố, công viên, các khu dân cư, ngõ ngách, chỗ nào cũng sạch sẽ trật tự. NS Tô Oanh, một trong những người cùng đoàn, cùng ở Mỹ với NS Kim Chi bổ xung: “Trước khi dời Việt Nam ông có đem theo một tuýt si đánh giầy, nhưng cả hai tuần ở Mỹ, giầy ông đi vẫn sạch trơn, không phải đánh lần nào”. Tôi có thắc mắc, xem phim hành động của Mỹ thấy nhiều cảnh rùng rợn, ghê người có phải là hiện thực Mỹ được phản ánh lên phim”. NS Tô Oanh cho rằng, vì xã hội Mỹ là một xã hội ngăn nắp trật tự, nếu phản ảnh hiện thực đó lên phim ảnh thì có mấy ai xem, bởi vậy mà các nhà làm phim phải sáng tạo ngược lại hiện thực Mỹ thì mới có người xem”. Hóa ra là như vậy. Nước Mỹ làm phim hành động thì ghê người là một phản anh ngược với những gì đang diễn ra ở Mỹ.
Một điêu thú vị là trong những ngày ở nước Mỹ, NSUT Kim Chi còn giành thời gian đến thăm vợ chồng TS Cù Huy Hà Vũ. Vợ và Tiến sĩ Hà Vũ vô cùng tức giận khi nghe ở Việt Nam có dự luận TS sẽ lập chính phủ Việt Nam lưu vong tại Hòa Kỳ và tiến sĩ sẽ nhận chức thủ tướng.
Chuyện dân chủ cho Việt Nam là một câu chuyện dài và luôn là câu chuyện thời sự cho bất ai có tấm lòng yêu nước từ trước cũng như trong giai đoạn này. Buổi gặp mặt NSUT Kim Chi và Tô Oanh tại nhà TSKH Nguyễn Thanh Giang cũng không thoát ra được đề tài dân chủ và yêu nước. Thời sự bây giờ nổi lên năm chủ đề lớn: Giàn khoan HD-981 của Tầu Cộng rút khỏi lãnh hãi của Việt Nam, tương lại liệu nó còn tác oai, tác quái trên lãnh hải của Việt Nam nữa không?; Thứ hai là chủ đề thoát Quốc Cộng, thoát như thế nào?; Thứ ba là thượng tầng có thực là có hai phe thân Tàu Cộng và phe ngã về phương Tây hay không, liệu cuộc đấu đá của các nhóm lợi ích có là cứu cánh cho đổi mới và dân chủ của Việt Nam hay không?; Thứ tư là lực lượng dân chủ của Việt Nam có làm nên trò trống gì cho cuộc đấu trành vì dân chủ cho nước Việt Nam hay không?; Thứ năm là câu chuyện vợ con và nhân cách của ông Hồ Chí Minh”.
Toàn là những vấn đề lớn. Nhưng thưa các bạn, tuy là vấn đề lớn, nhưng dân Việt Nam ta hiện tại ở đâu đâu cũng bàn đến, dù họ là ai và ở trình độ nào, chỉ có những người, dù trình độ cỡ nào, chức vụ cỡ nào vô cảm với nhân dân với đất nước mới ngoảnh mặt đi và mở miệng ra là “không nói chuyện chính trị”. Tôi cho rằng, nhưng người này không có tư cách làm người, vì suy cho cùng thì có cái gì lại không liên quan đến chính trị?.
Vâng, câu chuyện chính trị tại nhà TSKH Nguyễn Thanh Giang đã diễn ra thật sôi nổi và mang tinh thần đa nguyên.
Ai ai cũng vui vì giàn khoan HD- 981 xâm lược lãnh hải Việt Nam dã rút khỏi lãnh hải. Nhờ có hai tháng nó xâm lược mà đã lộ ra mặt những người định bán rẻ đất nước cho Tầu Cộng; nhờ đó mà những người đấu tranh cho dân chủ đất nước, cho mưu đồ thoát Cộng được tự do hơn lên một chút, lực lượng an ninh tỏ ra biết điều hơn. Bằng chứng nhãn tiền là hôn nay chúng tôi có cả thảy 9 người nổ xe máy ầm ầm lao tới nhà TS Nguyễn Thanh Giang mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào? TSKH Nguyễn Thanh Giang cũng cho biêt, tổ “ bảo vệ” TS đã rút khỏi địa bàn từ khi có HD-981 xâm lược lãnh hải nước ta. Có lẽ cũng vì lý do đó mà đoàn báo chí tự do nước ta trong đó có NSUT Kim Chi và Tô Oanh từ Mỹ trở về nước được bằng an không bị bắt giam, tra khảo nhiều. Có lẽ vì lý do đó mà các hội đoàn, trong đó có Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ( vừa thành lập) đã được hưởng sự yên ổn. Dân tộc ta có câu thành ngữ: trong họa có may. Áp vào giàn khoan HD- 981xâm lược không thể không thấy đúng.
HD-981còn tạo cớ cho hàng trăn ngàn tiếng nói thoát Cộng của những con tim yêu nước Việt mang tinh thần Việt vang lên.
Thoát Cộng cụ thế là thoát cái gì? Có ý kiến cho rằng, thoát Cộng là thót Hệ tư tưởng Mac-Lenin, thoát sự lệ thuộc về chính trị và kinh tế, phải vào được TPP, thân Mỹ, Nhật…
TSKH Nguyễn Thanh Giang cho rằng, Tầu Cộng bây giờ là Tầu Cộng của Đặng Tiểu Bình: “ Mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột”, làm gì còn mác – Lê Nin ở đây nữa mà thoát. Tầu Cộng đã vứt Mac- Le nin vào sọt rác ngay từ thời Mao rồi. Thời Mao là “Chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc” thì làm gì còn Mác- Lenin. Vì vậy, thoát Cộng bây giờ là phải thoát được sự mua chuộc của Tầu Cộng, thoát được sự bợ đít tầu Cộng của một số người đang lãnh đạo Việt Nam. Chính một số người này vì hám quyền lực, vì lòng tham vô độ mà nước ta chưa thể thóat Cộng.
Vậy trên thượng tầng hiện nay có hai phe phái thân Tầu Cộng và phe muốn thoát Tầu Cộng có thật không? Nhiều người cho rằng, có thật. Cầm đầu phe thân Tầu muốn mãi mãi bợ đít Tầu Cộng dẫn lối cho dân tộc trở thành phiên bang của Tầu Cộng, đứng đầu là Tổng lú. Bằng chứng, kể từ khi Tầu Cộng đưa giàn khoan HD-981 xâm lược lãnh hải Việt Nam cho đến khi tàu rút đi, Tổng lú không hề nói một chữ nào về Tầu Cộng.
Cầm đầu phe muốn thoát Cộng là thủ tướng. Thông điệp đầu năm 2014, phát biểu tại hội nghị Shangri-la 2, trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông quốc tế và Tầu Cộng chính thức bêu ríu tên thủ tướng trên báo chí của Tầu Công rằng thủ tướng là kẻ gây rối, thủ tướng phải chịu trách nhiệm… là bằng chứng muốn thoát Cộng của thủ tướng.
Nhưng có ý kiến phản biện lại rằng, mọi quyết định của đảng ta đều do tập thể quyết định, biết đâu ông Dũng, một thành viên của Bộ chính trị, được phân công đóng vai quân xanh trong cuộc đấu thầu biển Đông, đấu thầu đất nước với Tầu Cộng? Thật chẳng biết đâu mà lường.
Quả thật, ông Tổng lú im lặng trước nạm Tầu Cộng xâm lược đến mức bất kỳ người dân nào cũng tức, cũng oán;còn ông thủ tướng nói gì thì ít nhiều cũng đem lại hy vọng cho dân Việt Nam.
Vậy liệu có cách mạng nhung ở Việt hay không? Người viết bài này nêu ý kiến khảng định sẽ không bao giờ có cách mạng nhung hay cam hay vàng ở Việt Nam. Lý do, những tinh hoa, tinh anh của đất nước cơ bản đã chết hết trong mấy cuộc chiến tranh từ năm 1945 đến nay rôi. Người Việt Nam còn lại, dù đang ở cương vị nào, đang sống ở Hà Nội hay ở Mỹ đều là những người hèn, cơ hội, tham lam, ích kỷ, chữ “Tự do hay là chết” chưa bao giờ có trong dạ dày của họ nói chi đến nằm trong tim, trong óc những người còn lại. Và do di truyền những người còn lại này cũng chỉ đẻ và giáo dưỡng ra nhưng kẻ hèn, cơ hội, tham lam, ích kỷ cho thế hệ kế tiếp. Hèn,cơ hội, tham lam,ích kỷ như vậy làm gì có cách mạng nhung hay cam sẽ xáy ra?
Có vẻ như mọi người đều tán thành nhận định này. Vì vậy, lực lượng dân chủ lớn mạnh là cần, nhưng sự thay đổi chế độ điểm ục vỡ nằm ở ngay chính sự tham lam, ích kỷ này, nghĩa là nó ục vỡ trên thượng tầng do các nhóm lợi ích tranh nhau quyền vơ vét và bán rẻ đất nước rồi từ đó mới có thể lan rộng ra được.
Đề tài cuối cùng là chuyện bác Hồ. Chuyện cũ là bác Hồ có đúng là có nhiều vợ, nhiều con và là người Tầu Hồ Tập Chương như trong sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của giáo sư sử học người Đài Loan Hồ Tuấn Hùng hay không? Rồi chuyện mới, có phải bác Hồ là nhà tình báo hoàn hảo, người Tầu, do đảng Cộng sản Trung Quốc cài vào đảng cộng sản Việt Nam như tài liệu 141 trang của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, đang phơi lộ trên internet hay không?
Đa phần tán đồng đúng như vậy.Vì nếu không đảng ta đã làm xét nghiệm AND, rồi lấy kết quả đó mà đập vào miệng những nhà dân chủ đang ngày ngày “bôi xấu” lãnh tụ của đảng ta, dân tộc ta…
Bác Lê Mậu Đậu, một người Hà Tĩnh nay đã ngoài bảy mươi tuổi, người có câu đối nổi tiếng về Bản đồ địa chính Tp Hà Nội mới:
Thăng Long xưa thế Rồng cuộn Hổ ngồi vua triều Lý quyết xây đô tự chủ
Hà Nội giờ thời Chó quỳ Ngựa cúi đảng Mác-Lê cam nhận quân chư hầu
cho rằng: người Nghệ Tinh tôi luôn lấy đạo hiếu, đạo nghĩa làm đầu, không có bất kỳ người có chữ nào lại dám láo lếu xưng Bác với bàn dân thiên hạ, xưng Cha già với cả dân tộc.
Một buổi gặp mặt rõ ràng là có ích khai trí cho nhau. Đúng sai chưa biết thế nào, nhưng rõ ràng nó đã giúp cho những thành viên tham gia hội luận không những có được thông tin từ chuyến đi Mỹ mới về của NSUT Kim Chi và NS Tô Oach mà nó còn được “nhậu” thỏa thuê dân chủ, nhân quyền, đổi mới, thay đổi của đất nước.
Nhưng cũng có trăn trở, đó là TSKH Nguyễn Thanh Giang, một cánh chim đầu đàn cho phong trào dân chủ, đổi mới đất nước có buồn khi đưa ý kiến có những người dân chủ thiếu bản lĩnh bị công an lợi dụng đã trực tiếp đâm nhiều nhát dao vào sau lưng ông và ông đã chính thức khen “Quả là an ninh nước mình giỏi thật”. Một người như ông luôn tìm mọi cách hỗ trợ, giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất cho những người đấu tranh mà vẫn bị mang tiếng là người còn có điểm thiếu minh bạch về tiền tài.
Những người có mặt tại cuộc gặp mặt này đều chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau này với ông. Nhưng anh Giang ơi, con đường dân chủ cho Việt Nam còn dài dằng dặc, “cây ngay không sợ chết đứng”, lịch sử rồi đây sẽ mở hết các trang, ai ngay ai cong, ai sáng ai đen đều lộ rõ dưới ánh sáng mặt trời hết cả.
Nhưng người tham gia gặp mặt: TSKH Nguyễn Thanh Giang, NGUT Kim chi, NS Tô Oanh, nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, ông Lê Mai Đậu, Đại tá Trần Liêm, Kỹ sư Ngô Xuân Míc, ông Vũ Linh, ông Thế Hùng và Phạm Thành.
4
6
BĐX

Rượu bia là đầu câu chuyện?

Rượu bia là đầu câu chuyện?

 Trước đây người Việt thường có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Giờ, vị trí miếng trầu được thay bằng bia rượu.

Rượu bia là… đầu câu chuyện
Từ khi đổi mới, cuộc sống ngày một khấm khá hơn, và văn hóa rượu bia của người Việt cũng chuyển biến, nhưng theo hướng… tiêu cực.
Người Việt uống rượu bia bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Từ nhà hàng sang trọng đến quán cơm bình dân. Trước đây người Việt thường có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Giờ, vị trí miếng trầu được thay bằng bia rượu. Quan niệm “Nam vô tửu như kỳ vô phong” như được chắp thêm cánh, góp phần vào thú vui uống rượu bia của đàn ông VN.
Không biết từ đâu, văn hóa “dzô…dzô” khi uống rượu bia lại được sử dụng nhiều đến như thế. Đi ngang các quán nhậu, chúng ta lúc nào cũng được nghe miễn phí những tràng đồng thanh: "Một…hai…ba…dzô”. Những câu quen thuộc trên mâm rượu, bàn bia như “cao bằng”, “bắc cạn”, “trăm phần trăm” cùng với những tiếng lóng, tiếng đệm,… tạo nên một bản sắc rất huyên náo và hài hước.
Cũng không biết từ đâu, xu hướng ký hợp đồng kinh tế trên bàn rượu bia lại thịnh hành đến như vậy. Người ta giới thiệu làm quen nhau là phải trên bàn rượu, người ta đàm phán các điều khoản hợp đồng cũng phải trên bàn rượu. Và thậm chí, người ta bàn thảo những việc chia chác phần trăm, bổ nhiệm quy hoạch lãnh đạo… cũng trên bàn rượu.

Đua chém gió
Rượu bia là đồ uống gây kích thích hệ thần kinh. Những nghiên cứu khoa học đã minh chứng điều này rất rõ ràng và chúng ta không phải tranh cãi thêm.
Khi người uống rượu bia đến mức không kiểm soát được những lời nói, hành động của họ thì đó chính là lúc họ sống bằng bản năng chứ không còn sống bằng trí lý và nhận thức. Khi đó, một người có kiến thức cực kỳ uyên bác và một người không biết chữ có thể có những hành động… giống nhau.
Trong thời gian qua, những vụ việc đau lòng do hậu quả của rượu bia đã ở mức báo động trong xã hội. Đặc biệt nghiêm trọng là những vụ xâm hại tình dục, bao gồm cả việc hiếp dâm trẻ em. Và nhất là tai nạn giao thông, nguyên nhân bởi say rượu, bia cũng là một vấn đề lớn cần phải được kiểm soát và giảm thiểu. Theo số liệu thống kê của Ủy ban ATGTQG năm 2013, trung bình mỗi ngày xảy ra 80 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người.
Vẫn biết nhu cầu, sở thích uống rượu bia là quyền cá nhân của mỗi người. Nhưng nhìn cảnh những quán nhậu cuối ngày nườm nượp những đoàn người, từ quan chức đến nhân viên, từ dân văn phòng đến dân lao động chân tay,… đua nhau uống, đua nhau “chém gió” những chuyện trên trời dưới biển, nạn uống rượu bia đang trở thành một thứ “văn hóa” Việt, không hề đẹp mắt. Và quan trọng hơn, rượu bia nếu uống quá độ, cũng tàn phá sức khỏe con người một cách âm thầm.

Có nên nâng thành Luật?
Tuy nhiên, bản dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế soạn thảo lại đang gây nhiều tranh cãi từ những nhà quản lý, nhà chuyên môn đến những người dân về tính khả thi của nó.
Trước đó, trong Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 được TTCP ban hành tại QĐ 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 đã nêu rõ lý do, mục đích của việc phòng chống tác hại của rượu bia và kèm theo các giải pháp thực hiện. Và có thể nhận thấy, dự thảo trên chỉ luật hóa những giải pháp trong quyết định của TT. Câu hỏi đặt ra là: Nếu chỉ có như thế, có cần thiết phải nâng lên thành một Luật không? Và những điều khoản của luật có nên cụ thể hóa đối tượng như những quyết định hành chính?
Văn bản luật được soạn thảo phải luôn đảm bảo ‘quyền tự nhiên’ của con người. Pháp luật về quyền tự nhiên phải đứng cao hơn luật của nhà nước. Và nhiệm vụ của người soạn thảo luật là phải hài hòa cả hai vấn đề trên. Vừa đảm bảo quyền tự nhiên của con người, vừa thi hành được luật của Nhà nước. Khi đó văn bản luật mới thực sự có tính khả thi và đi vào cuộc sống. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, người viết chỉ tập trung vào bốn vấn đề chính đang được dư luận tranh cãi.
- Thứ nhất, xung đột về lợi ích kinh tế: Không biết những người soạn thảo dự thảo Luật trên có tính toán được rằng, nếu Luật được ban hành và đi vào cuộc sống thì lượng rượu bia sẽ bị giảm đi là bao nhiêu? Điều đó có xung đột và đi ngược lại với mục tiêu và định hướng phát triển của ngành bia-rượu-nước giải khát đã được phê duyệt? Luật này có thể bắt buộc các nhà máy sản xuất bia rượu giảm công suất và không cấp phép đầu tư dự án mới hay không?
- Thứ hai, đối tượng sử dụng rượu bia: Dự thảo luật cấm các đối tượng “Người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị bệnh lý, người tham gia giao thông…” không được sử dụng rượu bia. Câu hỏi đặt ra là: Kiểm soát những người đó như thế nào? Chả lẽ yêu cầu một phụ nữ trong một bữa tiệc đi kiểm tra vì nghi ngờ chị này có bầu hay đang cho con bú?
Chả lẽ yêu cầu một người mặt “non choẹt” trong một quán bia xuất trình chứng minh nhân dân vì nghi anh ta chưa đủ 18 tuổi? Chả lẽ dừng một người đi xe máy giữa trưa lại để kiểm tra vì nghi ngờ mặt đỏ là do rượu bia chứ không phải là do nắng? Và quan trọng nhất là cơ quan nào, đối tượng nào được quyền kiểm tra như thế? Việc kiểm tra đó có vi phạm quyền công dân? Có tạo ra sự cửa quyền, nhũng nhiễu công dân?
- Thứ ba, đối tượng kinh doanh rượu bia: Dự thảo Luật cấm “bán rượu bia từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau”. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra. Ở VN, chúng ta đều biết rằng sau 22h thì hầu hết các cửa hàng bán rượu bia đã đóng cửa. Chỉ có những tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí thì mới bán muộn hơn giờ này. Nếu cấm bán bia rượu sau thời điểm 22h thì đại đa số các khu du lịch sẽ không có khách, các nhà hàng, vũ trường sẽ giảm quá nửa doanh thu. Khi đó, những thiệt hại kinh tế sẽ từ khu vực dịch vụ, du lịch sẽ do bộ ngành hay tỉnh thành nào gánh chịu trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia?
- Thứ tư, lượng rượu bia sử dụng: Dự thảo Luật quy định “tất cả người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 02 đơn vị rượu/ngày; với người dưới 60 tuổi là hơn 03 đơn vị rượu/ngày đều được coi là lạm dụng rượu bia”. Một đơn vị rượu được tính là một lon bia 330 ml hoặc tương đương với một chén 30 ml rượu mạnh 40-43 độ. Chả lẽ cơ quan chức năng thuê người đứng cạnh bàn tiệc ở các nhà hàng, quán bar,… để kiểm soát mỗi cá nhân chỉ được uống 2-3 lon bia hay 2-3 chén rượu?
Mới điểm qua bốn vấn đề chính của dự thảo Luật đã thấy rất thiếu thực tế và hoàn toàn không khả thi khi đưa Luật vào thực tiễn cuộc sống. Rõ ràng những người soạn thảo Luật đã đưa ra những điều khoản luật duy ý chí và thiếu thực tế.
Khi những người soạn thảo luật còn quan liêu, duy ý chí và thiếu thực tế như vậy, nếu Luật này được ban hành sẽ rất khó đi vào thực tiễn cuộc sống. Như trường hợp Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng do Bộ Y tế soạn thảo và được Quốc hội ban hành từ tháng 6/2012 đến nay vẫn chưa thấy một sự khả thi trong quá trình áp dụng.

Tác giả: Trịnh Xuân Báu
 

Tại sao lại cấm bán rượu sau 22:30?

 
 
Huy Đức/ FB Huy ĐứcSáng kiến này có vẻ như xuất phát từ những người cứ khoảng sau 22:00 là ngủ. Họ không thể tưởng tượng trong xã hội có những người kiểu như nhà thơ Đỗ Trung Quân (Trung Quan Do), ban ngày thì ngủ khì, tối nổi hứng vác toan ra vẽ, vẽ thì thường thôi nhưng cũng cứ rung đùi khen hay; rồi liếm mép thấy nhàn nhạt thế là đưa tay quờ chai rượu, chẳng may rượu hết tự bao giờ, bèn xông ra quán!

Xã hội đô thị có hàng triệu người hay nổi hứng như các nhà thơ.

Đô thị cũng như cái taxi, nếu chỉ chạy một ca thì rất lâu khấu hao, nếu có càng đông những người tối mới ra đường thì ban ngày mới ít kẹt xe, ban đêm hạ tầng mới không để không.

Giữa thập niên 1990, Sài Gòn định ra quyết định cấm mua bán, kinh doanh sau 23 giờ đêm. Tôi hỏi ông Chủ tịch vì sao? Ông bảo, "Mấy ông hưu trí kêu quá trời, trong xóm mấy ổng Karaoke hát suốt đêm". Tôi mới đưa cho ông ấy coi cái điều khoản đã ghi trong Pháp lệnh xử phạt hành chính: Không cứ Karaoke, bất cứ ai gây ồn bằng cách gì trong khu dân cư, kể từ 23:30 tới 5:30 là xử lý, tái phạm thì rút phép.

Việc Bộ Y tế cho biết, uống rượu sau 22 giờ đe dọa hạnh phúc gia đình và gây hại cho sức khỏe là một phát hiện rất nhân văn. Nhưng, vấn đề sức khỏe và hạnh phúc gia đình của những nhà thơ như Đỗ Trung Quân ít khi do rượu gây ra. Với lại, cấm bán rượu thì chỉ thiệt hại các nhà kinh doanh và những người khách bất chợt cần li rượu sau giờ làm việc lúc nửa đêm, còn bợm rượu thì trước giờ G đã mua về đủ.

Rượu có thể dẫn tới hiểm họa chứ rượu không hiển nhiên là hiểm họa. Ngăn chặn mối đe dọa không phải là nhắm vào các hoạt động kinh doanh mà phải cấm những tình huống rượu biến những con người hiền lành thành tội phạm.

Nên cấm người dưới 21 (như Mỹ) hoặc dưới 18 tuổi (như một số nước khác) uống bia, rượu; nên xử phạt nặng người uống bia rượu quá liều lượng lái xe (nếu phát hiện cảnh sát ăn hối lộ cho qua thì tước lon cảnh sát; nếu lái xe gây tai nạn nghiêm trọng thì uống rượu phải trở thành một tình tiết tăng nặng bắt buộc áp dụng án giam).

Công việc của nhà nước là phát hiện ra các mối đe dọa trong xã hội. Nhưng việc ngăn chặn một mối đe dọa thật sự không phải bao giờ cũng bằng cấm đoán. Hãy xem, những mối đe dọa kiểu như uống rượu có thể dùng các quyền lực khác (ví dụ như quyền lực của các bà vợ, của các quan hệ dân sự) để điều chỉnh hay không.

Ngay cả khi cần phải sử dụng quyền lực nhà nước thì cũng phải nhìn xem đã có những chế tài khác hạn chế chưa. Ngay cả khi nhà nước chưa có chế tài gì mà chế tài sắp ban hành khiến cho chi phí để thi hành cao hơn khả năng ngăn chặn thì việc ban hành cũng cần cân nhắc.

Có lẽ các chuyên viên ở Bộ Y tế cũng muốn làm gì đó để thể hiện tinh thần trách nhiệm với dân. Tuy nhiên, có rất nhiều việc chúng tôi cần quý vị ra tay, có những việc nếu các vị bỏ đấy để đi chơi golf có khi lại còn ích quốc lợi dân hơn là nhiệt tình làm việc.