Con người, nói chung, nếu có lòng ghen tỵ – là sẽ tự hành hạ và làm khổ cuộc sống của chính mình, giống như có một con rắn độc trong tim, nên không bao giờ có thể yên vui để thưởng thức mọi niềm vui và hạnh phúc trên đời. Như là mụ phù thủy trong chuyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", suốt đời mụ khốn khổ vì tính ganh tỵ. Lòng ghen tỵ là một đức tính rất xấu và tự làm mình không thể tiến bộ, không thể sống thanh thản được. Vậy lòng ghen tỵ là gì, tác hại thế nào và cần phải làm sao để tránh tính xấu ấy?

- Sự ganh ty sẽ làm biến dạng tâm hồn bạn, khiến ánh mắt thành gay gắt, giọng nói thành cay nghiệt và tâm can bạn tối tăm, hành vi bạn sai trái mà không khó khăn gì để người chung quanh nhận ra.

– Muốn bằng bạn bè hãy cố vươn lên, bạn có giá trị này thì mình có giá trị khác để khỏi bị đắm chìm trong lòng ganh tỵ triền miên.

– Hãy bằng lòng với những gì mình có, không so đo với người khác là biết tôn trọng chính mình và khiến người khác cũng sẽ như vậy với mình.

– Ngưỡng mộ một người tài giỏi hơn, thông minh hơn, sang trọng hơn, hạnh phúc hơn mình không phải là thú nhận mình là người kém cỏi, bất hạnh, mà trái lại, nó chứng tỏ bạn là người phóng khoáng, biết nhận ra giá trị của người khác một cách công bình.

– Khi vượt qua được sự hẹp hòi của sự ganh tỵ, cuộc sống của bạn mới thật sự yên vui thanh thản, dễ thành công và bạn đã có được một vẻ đẹp rất khó phai tàn: Một tâm hồn đẹp.

- Kẻ nào không tự tìm cách học hỏi người hơn mình để bản thân tiến bộ, mà lại tìm cách gièm pha, nói xấu, khiêu khích, triệt phá, tiêu diệt kẻ hơn mình bằng mọi thủ đoạn đê tiện, bẩn thỉu nhất, nếu người hơn mình có “liên quan” đến mình thì kẻ đó cả đời cũng không ngóc đầu lên được… và lúc nào cũng rất khổ về ghen tỵ…

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm thói ghen tị, dù người đó giàu đến đâu, có những tính tốt nào hay thành công ra sao trong cuộc sống. Sự ghen tị có khi để lộ ra ngoài hoặc chôn giấu trong lòng, nhưng dù với hình thức nào, tính ghen tị đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống: “Ghen tị không chỉ thúc đẩy con người thực hiện các hành vi dại dột, mà còn gặm nhấm sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn là một người hay ghen tị, bạn sẽ có rất ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống”.

Người ghen tị là người ghen ghét với tất cả với những ai xinh đẹp hơn, giỏi giang hơn, giàu có hơn... Vì thế họ luôn luôn khổ sở vì chung quanh luôn có vô số những người hơn họ, không phương diện này thì phương diện kia. Người ghen tị luôn muốn hơn người khác không bằng cách vươn lên mà chỉ muốn kéo người ta xuống cho thấp hơn mình vì thế trong lòng họ luôn chứa đựng những lời gièm pha, những ý đồ đen tối...

Người không ghen tị luôn bằng lòng với những gì mình có, không so đo với người khác. Họ luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên, Họ luôn nghĩ nếu người có giá trị này thì mình có giá trị khác để khỏi bị đắm chìm trong lòng ghen tị. Ngưỡng mộ một người đẹp hơn, thông minh hơn, sang trọng, hạnh phúc hơn mình không phải là thú nhận mình là người kém cỏi, bất hạnh mà trái lại nó chứng tỏ bạn là người phóng khoáng, biết nhận ra giá trị của người khác một cách công bằng.

Khi vượt qua được sự hẹp hòi của sự ghen tị, cuộc sống của bạn mới thật sự yên vui thanh thản, dễ thành công và bạn đã có được một vẻ đẹp rất khó phai tàn: Một tâm hồn đẹp.

***

DANH NGÔN VỀ GHEN TỴ

- Bạn không thể vừa ghen tị và vừa hạnh phúc.

You can't be envious and happy at the same time. (Frank Tyger)

- Thật may mắn cho ai học được cách khâm phục mà không ghen tị, đi theo mà không bắt chước, khen ngợi mà không tâng bốc, và dẫn đường mà không thao túng.


Blessed is he who has learned to admire but not envy, to follow but not imitate, to praise but not flatter, and to lead but not manipulate. (William Arthur Ward)

- Hạnh phúc là người thầy hà khắc, đặc biệt là hạnh phúc của người khác.

Happiness is a hard master, particularly other people's happiness. (Aldous Huxley)

- Sự ghen tị với người khác nuốt chửng chúng ta nhiều nhất.

Our envy of others devours us most of all. (Aleksandr Solzhenitsyn0

- Có lẽ chẳng có hiện tượng nào chứa nhiều cảm xúc tiêu cực như sự phẫn nộ vì đạo đức, nó cho phép ghen tị được hoành hành dưới vỏ bọc của đức hạnh.

There is perhaps no phenomenon which contains so much destructive feeling as moral indignation, which permits envy or to be acted out under the guise of virtue. (Erich Fromm)