“Hi chị, do you remember me?”
Dòng chữ ngắn ngủi này vừa là subject của một email address tôi không nhận ra là của ai, vừa là dòng đầu của email đến rất bất ngờ.
Dĩ nhiên là không nhớ rồi! No, sorry, but I don’t remember…
“My name is Henry (Hien) I met you in Indiantown Gap, or at least I think and hope it is you. You went to court at Philadelphia with a social worker from American Red Cross to help translate at my adoption hearing. Remember?”
Indiantown Gap? Adoption? Hiên? Ồ nhớ rồi!
Hiên, cậu bé 8 tuổi lạc đến Indiantown Gap bơ vơ một mình, gặp tôi, lúc ấy cũng bơ vơ không kém. Những ngày mới đặt chân đến nước Mỹ, lang thang trong trại tị nạn, làm sao mà quên được.
Tim chợt đập hỗn lọan trong lồng ngực…
“Anyway, how are you? I am now married and have 3 children, my oldest son is 8, about the same age when I met you. I often told him about a sister that used to help me back in 1975 in the refugee camp.”
“If it is you, chi Ha, please write back. I want to at least tell you that I am doing OK, and want to tell you how I was able to locate you.”
Hiên, cậu bé 8 tuổi, nước mắt dàn dụa, bé nhỏ trước tòa trong buổi điều trần nhận con nuôi. Bà social worker cũng nước mắt doanh tròng, còn “cô thông dịch viên” nhỏ xíu, amateur và bất đắc dĩ thì thôi khỏi nói.
Đã hơn 36 năm. Có những khỏang đời tự nhủ với lòng là khi nào rảnh rỗi, bình tâm sẽ viết lại, hay cũng đã viết xúông rồi, nhưng để lộn xộn ở đâu đó, rồi …quên, hay nói đúng hơn là chôn chặt dưới đáy lòng.
Cách đây 36 năm, tại văn phòng, căn lều thì đúng hơn, của Child Welfare Bureau thuộc American Red Cross, Hiên là một trong hàng trăm đứa trẻ tuổi từ 3 đến 14 lạc cha mẹ ở trại Indiantown Gap, Pennsylvania.
Buổi sáng tôi lạc bứơc vào căn lều của họ, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là những người social workers và các nữ tu lúng túng tìm cách chuyện trò với những đứa trẻ bị một cơn lốc bất thần bứt tung ra khỏi thế giới quen thụôc, và ném vào một khung cảnh lạ, hốt hỏang, thất thần. Các nữ tu hay cán sự xã hội thì ân cần muốn gần gũi, còn các em đa số co rút, cúi mặt hay quay đi, khước từ những ánh mắt thân thiện nhưng xa lạ, và muốn đi tìm những khuôn mặt thân yêu trong đời, bỗng dưng biến mất.
Chắc sẽ phải viết tiếp…
Hà Giang
Nov 23, 2011
Dòng chữ ngắn ngủi này vừa là subject của một email address tôi không nhận ra là của ai, vừa là dòng đầu của email đến rất bất ngờ.
Dĩ nhiên là không nhớ rồi! No, sorry, but I don’t remember…
“My name is Henry (Hien) I met you in Indiantown Gap, or at least I think and hope it is you. You went to court at Philadelphia with a social worker from American Red Cross to help translate at my adoption hearing. Remember?”
Indiantown Gap? Adoption? Hiên? Ồ nhớ rồi!
Hiên, cậu bé 8 tuổi lạc đến Indiantown Gap bơ vơ một mình, gặp tôi, lúc ấy cũng bơ vơ không kém. Những ngày mới đặt chân đến nước Mỹ, lang thang trong trại tị nạn, làm sao mà quên được.
Tim chợt đập hỗn lọan trong lồng ngực…
“Anyway, how are you? I am now married and have 3 children, my oldest son is 8, about the same age when I met you. I often told him about a sister that used to help me back in 1975 in the refugee camp.”
“If it is you, chi Ha, please write back. I want to at least tell you that I am doing OK, and want to tell you how I was able to locate you.”
Hiên, cậu bé 8 tuổi, nước mắt dàn dụa, bé nhỏ trước tòa trong buổi điều trần nhận con nuôi. Bà social worker cũng nước mắt doanh tròng, còn “cô thông dịch viên” nhỏ xíu, amateur và bất đắc dĩ thì thôi khỏi nói.
Đã hơn 36 năm. Có những khỏang đời tự nhủ với lòng là khi nào rảnh rỗi, bình tâm sẽ viết lại, hay cũng đã viết xúông rồi, nhưng để lộn xộn ở đâu đó, rồi …quên, hay nói đúng hơn là chôn chặt dưới đáy lòng.
Cách đây 36 năm, tại văn phòng, căn lều thì đúng hơn, của Child Welfare Bureau thuộc American Red Cross, Hiên là một trong hàng trăm đứa trẻ tuổi từ 3 đến 14 lạc cha mẹ ở trại Indiantown Gap, Pennsylvania.
Buổi sáng tôi lạc bứơc vào căn lều của họ, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là những người social workers và các nữ tu lúng túng tìm cách chuyện trò với những đứa trẻ bị một cơn lốc bất thần bứt tung ra khỏi thế giới quen thụôc, và ném vào một khung cảnh lạ, hốt hỏang, thất thần. Các nữ tu hay cán sự xã hội thì ân cần muốn gần gũi, còn các em đa số co rút, cúi mặt hay quay đi, khước từ những ánh mắt thân thiện nhưng xa lạ, và muốn đi tìm những khuôn mặt thân yêu trong đời, bỗng dưng biến mất.
Chắc sẽ phải viết tiếp…
Hà Giang
Nov 23, 2011
0 comments :
Post a Comment