Lòng dân ở đâu?
Hoàng Ngọc Diệu
Sáng sớm nay ( 4/6) có thằng em gởi tin nhắn và than thở: "anh ơi, em hỏi ý kiến mấy người chung quanh về vụ giàn khoan và phần lớn họ nói là giàn khoan ở tít ngoài biển mà lo gì, em nản quá anh".
Một thằng em khác lại nhắn: "em hỏi hôm nay là ngày gì thì trong tổng số gần 50 giảng viên và 10 sinh viên có 3 đảng viên và 9 sinh viên trả lời đúng ( ngày tưởng niệm Thiên An Môn)".
Một bạn trẻ khác nhắn: "Chú ơi, cháu hỏi mấy đứa bạn cháu hôm nay là ngày gì thì hầu hết biết là ngày tưởng niệm Thiên An Môn nhưng phần lớn bảo là đó là chuyện của bọn phản động nổi loạn ở Trung Quốc, hơi sức đâu mà quan tâm".
Nghe xong, suốt ngày mình cứ bị lởn vởn mấy câu ấy trong đầu.
Nghe xong, suốt ngày mình cứ bị lởn vởn mấy câu ấy trong đầu.
-------------------------------------------------------
Lòng dân ở đâu?
Sau một thời gian dài tiếp xúc và trao đổi với số lượng bạn bè từ diễn đàn kỹ thuật đến mạng xã hội, tôi rút ra lòng dân bị kẹt ở 3 dạng: biết và sợ, biết và mặc kệ và không biết.
Ở thời đại công nghệ thông tin hiện nay, Việt Nam với thống kê có hơn 30 triệu thuê bao Internet, hơn 130 triệu điện thoại di động đã được bán ra và trên 5 triệu điện thoại di động dùng mạng băng thông rộng:
1) Khả năng "biết và sợ" phần lớn là những người đã trưởng thành, đã có một chút của cải, có công ăn việc làm. Họ không muốn phiền hà, không muốn mang thêm gánh nặng đối diện với chính quyền và hệ thống bảo vệ chính quyền. Ước tính dạng này chiếm khoảng 20%.
2) Khả năng "biết và mặc kệ" hầu hết đi từ nhóm thanh thiếu niên còn trẻ và họ không có cái nhìn sâu sắc đến thời cuộc hoặc không cho rằng họ có trách nhiệm. Ước tính dạng này chiếm khoảng 40%.
3) Khả năng "không biết" phần lớn là không có khả năng tìm kiếm thông tin hoặc không quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin. Con số "không biết" cũng thuộc vào số lớn người ở Việt Nam không tiếp cận với mạng Internet. Ước tính dạng này chiếm khoảng 30%.
Ngoài 3 dạng trên, số lượng biết và quan tâm chiếm 10% còn lại chia làm hai nhánh chính:
a) Nhánh phản kháng chế độ:
Nhánh này ngoài đời thật quá ít. Ngoài những dân oan, những người công khai bất đồng chính kiến thật sự quá ít (tôi dùng chữ thật sự vì tôi e rằng không ít những cá nhân len lõi vào nhóm này như thể họ là "dân oan" và "bất đồng chính kiến" vì mục đích nào đó) và trong số quá ít ấy được xem là thuộc 20 nhóm "dân sự" khác nhau. Những nhóm ấy thậm chí đối nghịch, nói xấu, đập nhau không thương tiếc. Nhánh này trên mạng xã hội có vẻ đông hơn nhánh ủng hộ và bảo vệ chế độ. Điểm đặt biệt là nhánh này có rất nhiều cá nhân công khai tên tuổi và hình ảnh trên mạng xã hội.
b) Nhánh ủng hộ và bảo vệ chế độ:
Nhánh này nếu không kể đến các nhân vật thuộc lực lượng an ninh hoặc các viên chức trong nhà nước, dạng thường dân biểu lộ thái độ ủng hộ chế độ ngoài đời không nhiều. Phần lớn là các cá nhân rất trẻ, có những quyền lợi và "tương lai" cụ thể trong guồng máy của chế độ. Đặc biệt nhóm này trên mạng xã hội hầu hết là nặc danh và thường là những cá nhân rất cực đoan bênh vực chế độ, sẵn sàng mạ lị, thậm chí có thái độ bạo động với bất cứ ai tỏ vẻ bất đồng chính kiến.
Giữa hai nhánh này có một số đứng giữa rào, khi thì nghiêng phía này, khi thì ngả phía kia, tuỳ theo... gió.
Xét ra, cái gọi là "lòng dân" chỉ là môt nhúm cực kỳ bé nhỏ trong số 85 triệu dân Việt Nam (đã trừ bớt 5 triệu cán bộ) trong nước và một số tương đối lớn hơn của người dân Việt Nam ở hải ngoại.
Xét ra, cái gọi là "tự hào dân tộc" chỉ còn công khai nằm trên báo và những trò phô trương "ý đảng, lòng dân" một cách khôi hài. Số còn lại bị nỗi sợ hãi và vô cảm bóp nghẹt.
Xét ra, số phận của đất nước Việt Nam quá ư mong manh.
Lý do tại sao và cần phải làm gì thì đã quá rõ.
Buồn!
ReplyDelete