Viết xong email trả lời cho cậu bé 8 tuổi tên Hiên lưu lạc
một mình đến Indiantown Gap năm nào, tôi đắm mình trong
quá khứ.
Cảm
ơn Hiên còn nhớ đến chị và hơn 30,000 người Việt Nam
khác trong quãng đời hoang mang một thời trong những
barracks của Indiantown Gap.
Cám
ơn Hiên đã gọi dậy những ký ức tưởng đã ngủ yên.
—————-
Chuyến
xe bus đưa chúng tôi từ Harrisburg International Airport đến
Fort Indiantown Gap vào một ngày hè năm 1975 đi mất hơn một
giờ đồng hồ, dù khỏang cách giữa hai địa điểm chỉ
trên dưới 20 dặm.
Lờ
đờ sau chuyến bay dài tưởng như vô tận từ Guam đến
Harrisburg, chúng tôi tay sách, nách mang, uể ỏai, lếch
thếch nối đuôi nhau đến cạnh chiếc xe bus dài và lớn
chưa từng thấy. Những tay nải, giỏ sách, thùng giấy
lớn nhỏ, chữ viết chi chít chung quanh, giờ đây là tòan
vẹn tài sản của đòan người vừa mất tất cả, được
bỏ gọn trong bụng xe.
“Let’s
come on up, everybody!”
Tiếng
dục giã lên xe của tài xế không làm nhiều người vội
nhích đôi chân. Nhiều cụ lớn tuổi cứ tần ngần đứng
nhìn cánh cửa của cái bụng khổng lồ chứa gọn gia tài
của mình vừa đóng sập lại. Cảm nhận mất mát dường
như lớn thêm, nặng thêm.
Xe
vừa lăn bánh, qua loa phóng thanh, ngừơi phụ tá tài xế
cho chúng tôi biết (bằng tíếng American-English) đang trên
đường đến Fort Indiantown Gap. Mỗi chặng đường vừa
đến là thêm một bước xa những gì vừa bỏ lại, là
một bứơc gần hơn tương lai trước mặt, với chúng tôi
lúc đó còn hết sức mông lung, vô định. Niềm hy vọng mong
manh trộn lẫn với âu lo.
Mệt
mỏi nhưng không ai ngủ được, chúng tôi vừa lọt vào
một thế giới mới, ngôn ngữ, khung cảnh, âm thanh, mầu
sắc, cả không khí, mùi hương, thảy thảy xung quanh cái
gì cũng lạ, cái gì cũng khác.
-
Họ nói gì vậy? Người không hiểu Anh ngữ nhôn nhao.
-
Fort Indiantown Gap là gì, ở đâu? Những ai nghe được
tiếng Anh thì thào.
-
Hình như là một trại tị nạn. Có người phỏng đóan.
Tôi
ngồi giữa đứa em trai và anh G, cả ba đứa cùng biết
chút tiếng Anh nên bỗng nhiên trở thành thông dịch viên
bất đắc dĩ cho các cô chú anh chị em ngồi quanh.
Hoa
Kỳ là đây! Trên xe người thì trầm ngâm, người nói
cười, chỉ chỏ.
Tôi
dán mũi vào kính xe nhìn khung cảnh đường phố của
Pennsylvania đang đi giật lùi.
-
Chà đường phố rộng rãi quá! Một người nói. Người
khác trầm trồ, tẵc lưỡi.
-
Đất nứơc người ta đẹp thế kia cơ mà, đúng là Mỹ
có khác!
Tiếng
ai như tiếng anh Bùi Thiện. Tôi quay lại nhìn anh mỉm
cười, anh Thiện lúc nào cũng ồn ào, sôi động.
Tôi
chăm chú ghi vào đầu những hình ảnh đầu tiên về đất
nứơc vừa đặt chân đến.
Con
đường rộng trải dài sau lưng, những căn nhà một tầng
lạ mắt, so với nhà Việt Nam thì bề ngang quá rộng, mà
bề cao thì quá thấp. Ít thấy nhà ngói, và tuyệt đối
không thấy một mái nhà tôn.
Còn
nữa, nhà ở đây không sát vách nhau mà mỗi căn nằm
khỏang khóat thảnh thơi trong thửa đất riêng, cửa vào
nhà không sát ngay lề đường mà thụt sâu vào đằng sau
những bãi cỏ xanh rì, vuông vức. Giữa nhà này và nhà
kia không có hàng rào, đôi khi có lùm cây, hay chẳng ngăn
chia gì cả, nhưng nhìn kỹ, có thể thấy mầu xanh của
cỏ nhà này hơi khác mầu xanh cỏ nhà kia.
Con
đường dài thế mà không một bóng người, lâu lắm mới
thấy một cụ già cầm chổi tha thẩn quét vài chiếc lá
trên sân.
Thanh
bình quá! Thanh bình và an nhàn là cảm nhận đầu tiên
của tôi về Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Pennsylvania
khác lắm với Sài Gòn nhộn nhịp, Sài Gòn đông đúc,
Sài Gòn xô bồ, Sài Gòn của tôi bây giờ đã mù khơi.
Sài Gòn ơi, bây giờ ở đâu? Và cha mẹ, các em, bạn bè
tôi đang làm gì ở đó?
Và xe bus đang đưa tôi đi đâu đây? Không chí là một trại tị nạn đâu, mà là một vùng trời mới đầy hoang mang, bất định.
Và xe bus đang đưa tôi đi đâu đây? Không chí là một trại tị nạn đâu, mà là một vùng trời mới đầy hoang mang, bất định.
Miên
man suy nghĩ, xe đã quẹo vào con đường chính dẫn đến
cổng Fort Indiantown Gap lúc nào mà tôi không hay.
Hà Giang
Nov 24 2011
Hà Giang
Nov 24 2011
0 comments :
Post a Comment